SELECT MENU

Khử khuẩn là gì? Các phương pháp khử khuẩn hiệu quả

Views: 5297 - Category: Tin nổi bật - On:

Khử khuẩn đúng cách sẽ giúp môi trường sống sạch sẽ, an toàn, bảo vệ sức khỏe cho con người. Vậy khử khuẩn là gì, các phương pháp khử khuẩn nào là hiệu quả, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Khử khuẩn là gì?

Khử khuẩn là phương pháp loại bỏ hầu hết hoặc tất cả vi sinh vật gây bệnh trên dụng cụ và môi trường sống nhưng không diệt bào tử vi khuẩn. Có 3 mức độ khử khuẩn: khử khuẩn mức độ thấp, trung bình và cao.

  • Khử khuẩn mức độ cao (High level disinfection): là quá trình tiêu diệt toàn bộ vi sinh vật và một số bào tử vi khuẩn. Mức độ khử khuẩn cao được áp dụng đối với các trường hợp khử khuẩn vật dụng, dụng cụ y tế như ống nội soi mềm, nội soi khí quản, thanh quản, dạ dày hay đèn soi… Để khử khuẩn được thì cần sử dụng các thiết bị khử khuẩn chuyên dụng.
  • Khử khuẩn mức độ trung bình (Intermediate-level disinfection): là quá trình khử được M.tuberculosis, vi khuẩn sinh dưỡng, virus và nấm, nhưng không tiêu diệt được bào tử vi khuẩn. Áp dụng với các trường hợp vật dụng, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh như dụng cụ y tế (kéo, ống nghe, nhiệt kế…) cùng các vật dụng sử dụng hàng ngày như bát, đĩa,…
  • Khử khuẩn mức độ thấp (Low-level disinfection): tiêu diệt được các vi khuẩn thông thường như một vài virus và nấm, nhưng không tiêu diệt được bào tử vi khuẩn. Áp dụng đối với các trường hợp vật dụng, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với các chất thải có nguy cơ lây bệnh.

2. Các phương pháp khử khuẩn hiệu quả

Với tình hình môi trường ô nhiễm, dịch bệnh bùng phát nhiều như hiện nay thì các biện pháp khử khuẩn là rất cần thiết. Dưới đây là các biện pháp khử khuẩn thường gặp nhất:

2.1. Khử khuẩn bằng nhiệt nóng (sấy khô)

Nguồn năng lượng đốt bằng than hay bằng điện, nhiệt độ trong buồng sấy sẽ tăng dần lên đạt được 1800C. Thời gian hấp từ 15-45 phút. Ở nhiệt độ này các phân tử hữu cơ bị phân hủy thành carbon do đó vô khuẩn được tuyệt đối. Nhưng nhược điểm dụng cụ mau hỏng, đồ nhựa, cao su, vải sẽ bị cháy nên không áp dụng được.

2.2. Khử khuẩn bằng phương pháp đun sôi

Các loại nấm, vi khuẩn chịu nhiệt và đặc biệt là các loại virus và nha bào vi khuẩn có thể sống ở nước sôi 100 0C trong vài giờ. Do đó không nên khử khuẩn bằng đun sôi đơn thuần ở áp suất của khí quyển. Tuy nhiên trong những hoàn cảnh khó khăn có thể khử khuẩn dụng cụ bằng đun sôi ở nhiệt độ 100 độ C/30 phút, nếu cứ 1 lít nước cho thêm 10gam natri chlorua, natri bicarbonate hay natri borate thì cũng có thể nâng nhiệt độ đạt được 105 độ C.

2.3.Khử khuẩn bằng phương pháp hấp ướt

Phương pháp được thực hiện bởi các máy hấp và sử dụng hơi nước bão hòa dưới áp lực. Mỗi một loại dụng cụ sẽ có những yêu cầu về thời gian hấp khác nhau, và ở mỗi chu trình hấp khác nhau những thông số cũng khác nhau.

Chu trình chuyên biệt cho hấp hơi nước bảo đảm tiêu diệt được tất cả các tác nhân và bào tử vi khuẩn là: thời gian tối thiểu cho hấp ướt ở 121 độ C (250 độ F) và được đóng gói tùy thuộc vào loại dụng cụ, phương pháp đóng gói, với một số dụng cụ đóng gói lớn thời gian có thể lên tới 30 phút trong suốt thời gian đạt nhiệt độ tiệt khuẩn

Tuy nhiên, phƣơng pháp này có thể làm ảnh hỏng một số DC như làm ăn mòn và giảm tính chính xác của các dụng cụ vi phẫu và cháy đèn của đèn soi tay cầm trong nha khoa. Giảm khả năng chiếu sáng của đèn trên lưỡi đèn soi thanh quản, và nhanh hỏng khuôn bó bột.

2.4.Khử khuẩn bằng phương pháp hấp khô

Sử dụng một nồi hấp khô có quạt hoặc hệ thống dẫn để bảo đảm sự phân phối đều khắp của hơi nóng. Thời gian là 160 độ C (320 độ F) trong 2 giờ hoặc 170 độ C (340 độ F) trong 1 giờ và 150 độ C (300 độ F) trong 150 phút (2 giờ 30 phút). Phương pháp này rẻ tiền, không độc hại môi trường, dễ dàng lắp đặt, tuy nhiên làm hỏng dụng cụ, nhất là dụng cụ kim loại, cao su và thời gian dài. Hiện nay không được khuyến cáo sử dụng trong bệnh viện.

2.3. Khử khuẩn bằng hóa chất

Có thể sử dụng hóa chất để khử khuẩn, tùy theo độ nhạy cảm của vi sinh vật mà hiệu quả khử khuẩn sẽ khác nhau. Phương pháp này có hạn chế là cần pha hóa chất và cách phun khử trùng khử khuẩn theo đúng quy trình chuẩn. Như vậy nếu pha không đúng liều lượng hay nồng độ thì hiệu quả khử khuẩn sẽ bị giảm. Đồng thời việc sử dụng hóa chất sẽ gây tổn hại đến các dụng cụ, đồ dùng được khử khuẩn.

Hiện nay, các bệnh viện, cơ sở y tế đã sử dụng phương pháp khử khuẩn, tiệt khuẩn an toàn, lành tính, tiết kiệm hơn với dung dịch khử khuẩn Clo hoá. Dung dịch khử khuẩn Clo hoá có nồng độ ổn định, độ PH trung tính (7.0  -7.5), không hoá chất nên có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau: vừa rửa tay sát khuẩn, vừa có thể ngâm rửa dụng cụ, sát khuẩn vải, quần áo; phun xịt khử khuẩn phòng bệnh,… mà không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Tìm hiểu ngay dung dịch khử khuẩn Clo hoá ứng dụng trong bệnh viện tại đây.

2.4. Khử khuẩn bằng thiết bị chuyên dụng

Một trong những biện pháp diệt khuẩn hiện đại nhất là bằng thiết bị chuyên dụng. Trong đó Airocide là thiết bị khử khuẩn và làm sạch không khí ưu việt nhất hiện nay với hiệu quả diệt khuẩn đến 99,9997% với công nghệ diệt khuẩn kép độc quyền của Cục Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA).

Khác với các dòng máy lọc không khí thông thường khác trên thị trường, Airocide sử dụng công nghệ quang hoá xúc tác từ NASA, không sử dụng màng lọc nên không tích tụ “bụi bẩn” bên trong máy. Theo đó, nguy cơ các tác nhân gây bệnh tái xâm nhập môi trường như các sản phẩm sử dụng màng lọc là không có.

Airocide cũng là thiết bị lọc không khí hiếm hoi có thể loại bỏ hiệu quả các hợp chất dễ bay hơi VOCs, bụi mịn và mùi hôi. Bởi tính hiệu quả và yếu tố an toàn, máy lọc không khí Airocide được xem là sản phẩm làm sạch và khử khuẩn chuyên dụng, được ứng dụng phổ biến trong ngành y tế và là dòng lọc không khí thuộc top bán chạy hàng đầu.

2.5. Khử khuẩn bằng siêu âm

Siêu âm tác dụng với tần số cao trên các dịch các khí và không khí gần. Trong môi trường lỏng, siêu âm tạo nên những gốc hóa học tự do H+ là gốc có tác dụng oxy khử mạnh, OH- là gốc có tác dụng oxy hóa mạnh và nó có thể trùng hợp tạo nên như nước oxy già. Do vậy trên môi trường lỏng, siêu âm có tác dụng vừa oxy hóa và khử mạnh chính đó là tác dụng sát khuẩn. Hiện nay người ta ứng dụng siêu âm có tần số 50.000Hz để lau chùi các dụng cụ kim loại trước khi đem khử khuẩn bằng các phương tiện khác.

2.6. Khử khuẩn bằng tia phóng xạ

Dùng tia phóng xạ (tia X hoặc đồng vị phóng xạ phát tia để khử khuẩn). Tác dụng chính là do các tia phóng xạ tách các electron, biến các vật thể thành ion âm và dương. Áp dụng phương pháp này cho thấy: mỗi loại vi khuẩn nhạy cảm mỗi tia khác nhau. Trên mỗi môi trường tia lại tác dụng khác nhau. Độ nhạy cảm với tia cũng khác nhau tùy theo loại vi khuẩn, nấm hay virus.

Trên đây là các phương pháp khử khuẩn thường được sử dụng. Tuỳ theo nhu cầu khử khuẩn và mức độ cần khử khuẩn để có thể chọn ra phương pháp tối ưu nhất. Tuy nhiên, việc lựa chọn các phương pháp khử khuẩn vừa nhanh, sạch, lại an toàn như sử dụng dung dịch khử khuẩn Clo hoá kết hợp cùng hệ thống máy lọc không khí chuyên dụng Airocide là phương pháp được ưu tiên tại bệnh viện và các cơ sở y tế hiện nay.

Chia sẻ
Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Có thể bạn quan tâm

    Đăng ký nhận tư vấn và ưu đãi

    Sản phẩm / Dịch vụ quan tâm

    Tôi đã đọc Chính sách bảo mật thông tin và đồng ý với thỏa thuận này

      ĐĂNG KÝ NHẬN BÁO GIÁ

      Chào anh chị, để nhận được “Báo giá đặc biệt” từ VMinTech, các anh chị hãy liên hệ ngay theo số 091 106 8685 / 098 104 8338 hoặc điền thông tin vào Form báo giá dưới đây. Xin cảm ơn!

      Sản phẩm cần tư vấn:

      Máy khử khuẩn và làm sạch không khí AirocideMáy sản xuất dung dịch khử khuẩn chlorine tự do NaOCleanCho thuê máy lọc không khíPhụ kiện và linh kiện thay thếKhác