SELECT MENU

Vi khuẩn là gì? Phân biệt virus và vi khuẩn?

Views: 5485 - Category: Tin nổi bật - On:

Vi khuẩn là những sinh vật đơn bào, có kích thước siêu nhỏ phát triển trong nhiều môi trường khác nhau. Những sinh vật này có vai trò đặc biệt quấn trọng với sức khỏe của con người.

1. Vi khuẩn là gì?

Vi khuẩn vốn là một sinh vật nhân sơ đơn bào có kích thước rất nhỏ, một số thì thuộc loại ký sinh trùng, chúng có kích thước hiển vi và thường có cấu trúc tế bào đơn giản không có nhân,. Phần bộ khung tế bào và các bào quan như ty thể và lục lạp. Vi khuẩn còn được coi là nhóm có số lượng đông đảo nhất trong sinh giới, chúng xuất hiện ở khắp mọi nơi trong đất, nước, hay cả bên trong các sinh vật khác.

Vi khuẩn tồn tại ở khắp mọi nơi

Vi khuẩn còn được cho là xuất hiện đầu tiên trên trái đất, khoảng 4 tỷ năm trước. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì 1 gram đất thường chứa khoảng 40 triệu tế bào vi khuẩn. Trong một mililit nước ngọt cũng chứa khoảng 1 triệu tế bào vi khuẩn. Trái đất của chúng ta được ước tính có chứa ít nhất 5 tỷ vi khuẩn, đồng thời phần lớn sinh khối của trái đất cũng được cho là tạo thành từ vi khuẩn.

2. Cấu tạo của vi khuẩn

Theo các nhà khoa học thì tế bào vi khuẩn khác với tế bào thực vật và động vật. Trong đó, vi khuẩn là prokaryote, chúng không có nhân.

Cấu tạo của vi khuẩn

Một tế bào vi khuẩn bao gồm các thành phần:

  • Thành tế bào: Đây là lớp ngoài cùng bao bọc vi khuẩn, giúp cho chúng giữ được hình dạng nhất định. Thành tế bào của chúng đảm nhiệm chức năng sinh lý quan trọng như duy trì hình thái, áp suất bên trong tế bào. Đồng thời, nó cũng bảo vệ tế bào trước những tác nhân vật lý hóa học, thực hiện tích điện ở bề mặt tế bào.
  • Vỏ nhầy: Có một số loại vi khuẩn có lớp bao bên ngoài của thành tế bào, hay còn được gọi là vỏ nhầy. Lớp này sẽ giúp bảo vệ vi khuẩn tránh bị thực bào bởi bạch cầu, đây cũng là nơi dự trữ chất dinh dưỡng.
  • Màng tế bào chất: Bộ phận này là màng nằm dưới thành tế nào, còn được gọi với cái tên khác là màng sinh chất. Có độ này khoảng 4-5nm và có trọng lượng chiếm 10-15% trọng lượng của tế bào vi khuẩn. Màng tế bào giữ nhiều chức năng quan trọng như duy trì áp suất thẩm thấu, chủ động tích lũy chất dinh dưỡng, thực hiện thải các chất thải trong quá trình trao đổi chất của tế bào.
  • Tế bào chất, đây là một thành phần chính của tế bào vi khuẩn, chúng chứa vật liệu di truyền và ribosome.
  • Ribosome là nơi tổng hợp protein tế bào, trong đó chủ yếu là ARN và protein
  • Thể nhân: Mỗi vi khuẩn đều chứa màng nhân và thể nhân của vi khuẩn chỉ chứa 1 nhiễm sắc thể hình vòng bởi 1 phân tử ADN cấu tạo nên. Nó chứa các thông tin di truyền thiết yếu của vi khuẩn.
  • Tiêu mao và nhung mao: Tiêu mao chính là cơ quan di động của vi khuẩn, không phải tất cả các loại vi khuẩn đều phải có tiêu mao. Còn nhung mao chính là các sợi lông mọc trên khắp các bề mặt của vi khuẩn, hỗ trợ chúng dễ dàng bám vào giá thể cũng như tăng diện tích tiếp xúc với thức ăn.

3. Phân biệt virus và vi khuẩn

Để phân biệt được đặc điểm khác nhau giữa virus và vi khuẩn chúng ta có thể so sánh dựa trên một số những đặc điểm về cấu trúc, kích thước và hình dạng, cách sinh sản.

Cách phân biệt virus và vi khuẩn

Thứ nhất, về cấu trúc của virus và vi khuẩn:

  • Vi khuẩn là các tế bào không nhân và có tất cả các đặc điểm của sinh vật sống. Các tế bào vi khuẩn chứa DNA nằm trong tế bào chất và các bào quan. Các bào quan sẽ cho phép vi khuẩn sinh sản và lấy năng lượng từ môi trường,
  • Virus tồn tại dưới dạng các hạt axit nucleic (DNA hoặc RNA) được bọc trong vỏ protein. Một số các loại virus sẽ có một màng bổ sung được gọi là vỏ. Vỏ này sẽ giúp virus xâm nhập vào tế bào mới thông qua cách hợp nhất với màng tế  bào và giúp nó thoát ra bằng cách nảy chồi. Đối với các loại virus không có vỏ bao bọc thì thường thâm nhập bằng cách nhập bào và thoát ra bằng cách xuất bào hoặc ly giải tế bào.

Thứ hai, về kích thước và hình dạng:

  • Vi khuẩn được tìm thấy có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau. Có một số hình dạng phổ biến là hình que, hình cầu và hình xoắn ốc. Chúng thường có kích thước  từ 200-1000 nm. Những tế bào vi khuẩn lớn thì có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
  • Còn đối với hình dạng và kích thước của virus, thường bị phụ thuộc vào lượng axit nucleic và protein mà chúng chứa.Virus thường có hình que, hình đa diện hoặc hình nón. Một số loại virus có hình dạng phức tạp hơn là do chúng được bổ sung các sợi đuôi protein kéo dài và gắn vào vỏ bọc.

Thứ ba, về cách thức sinh sản của virus và vi khuẩn:

Virus với vi khuẩn có nguyên tắc sinh sản hoàn toàn khác biệt. Vi khuẩn là những vi khuẩn đơn bào sinh sản vô tính, độc lập với các sinh vật khác, còn virus thì đòi hỏi sự trợ giúp từ tế bào sống để sinh sản.

Virus và vi khuẩn có cách thức sinh sản khác nhau

  • Vi khuẩn thường sinh sản vô tính theo con đường phân hạch nhị phân. Ở quá trình này thì một tế bào duy nhất sẽ được sao chép và phân chia thành tế bào giống hệt nhau. Nếu được phát triển trong điều kiện thích hợp chúng có thể tăng trưởng theo cấp số nhân.
  • Còn cách sinh sản của virus thì chúng chỉ sinh sản sao chép dưới sự trợ giúp của tế bào. Bởi virus không có các bào quan cần thiết cho sự sinh sản, chính bởi vậy nên phải nên cần hỗ trợ từ bào quan của tế bào đủ để sao chép. Trong quá trình sao chép virus sẽ tiêm vật liệu di truyền vào tế bào. Sau quá trình lắp ráp các thành phần thì virus sẽ được hình thành, phá vỡ tế bào và chuyển sang lây nhiễm cho các tế bào khác.

Trên đây là một số những thông tin về vi khuẩn, cấu trúc của vi khuẩn, cách phân biệt giữa virus và vi khuẩn. Mong rằng đây sẽ là những thông tin hữu ích cho bạn để có thể hiểu một cách dễ dàng nhất.

Chia sẻ
Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Có thể bạn quan tâm

    Đăng ký nhận tư vấn và ưu đãi

    Sản phẩm / Dịch vụ quan tâm

    Tôi đã đọc Chính sách bảo mật thông tin và đồng ý với thỏa thuận này

      ĐĂNG KÝ NHẬN BÁO GIÁ

      Chào anh chị, để nhận được “Báo giá đặc biệt” từ VMinTech, các anh chị hãy liên hệ ngay theo số 091 106 8685 / 098 104 8338 hoặc điền thông tin vào Form báo giá dưới đây. Xin cảm ơn!

      Sản phẩm cần tư vấn:

      Máy khử khuẩn và làm sạch không khí AirocideMáy sản xuất dung dịch khử khuẩn chlorine tự do NaOCleanCho thuê máy lọc không khíPhụ kiện và linh kiện thay thếKhác