Dịch bệnh tay chân miệng đang có dấu hiệu bùng phát nhanh với chủng EV71 động lực mạnh, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Cha mẹ cần hiểu đúng về bệnh và cập nhật các phương pháp phòng ngừa bệnh hữu hiệu để có khả năng ứng phó kịp thời khi con mắc bệnh.
Bệnh tay chân miệng là gì?
Tay chân miệng là bệnh do virus đường ruột gây ra, bệnh lây từ người sang người chủ yếu qua đường nước bọt. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là sốt cao, vùng da bị tổn thương, xuất hiện các nốt đỏ, phỏng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và ở miệng.
Trẻ em là đối tượng mắc bệnh chủ yếu do hệ miễn dịch còn yếu. Bởi vậy, nơi có nguy cơ lây nhiễm cao và phát triển thành ổ dịch cao là nhà trẻ, trường mẫu giáo,…
Dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng ở trẻ
Bệnh tay chân miệng được chia làm 3 giai đoạn khác nhau: Giai đoạn ủ bệnh, giai đoạn khởi phát, giai đoạn toàn phát. Cha mẹ cần chú ý, quan sát trẻ thường xuyên để phát hiện bệnh kịp thời, từ đó có phương pháp điều trị đúng, tránh những biến chứng nặng đáng tiếc xảy ra. Đồng thời, cha mẹ cũng cần có những biện pháp phòng ngừa, ngăn bệnh bùng phát mạnh.
- Giai đoạn ủ bệnh (từ 3 – 7 ngày): ở giai đoạn này trẻ vẫn sinh hoạt bình thường, chưa có dấu hiệu của bệnh.
- Giai đoạn khởi phát (từ 1 – 2 ngày): ở giai đoạn này, trẻ bắt đầu có những biểu hiện như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, quấy khóc, tiêu chảy một vài lần trong ngày.
- Giai đoạn toàn phát (từ 3- 10 ngày): ở giai đoạn này những triệu chứng ở bệnh tay chân miệng đã rõ ràng hơn điển hình như:
- Viêm loét miệng: vết loét đỏ, nổi phỏng nước ở các vị trí niêm mạc lợi, lưỡi, niêm mạc má, môi, gây đau, bỏ ăn, bỏ bú (rất dễ nhầm lẫn với triệu chứng mọc răng ở trẻ).
- Sốt nhẹ, nôn: đa số trẻ sẽ sốt nhẹ thân nhiệt từ 37,5 – 38 độ. Nếu trẻ sốt cao trên 39 độ, nôn nhiều trong vòng 2 ngày trở lên, cha mẹ cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để thăm khám kịp thời.
- Phát ban: dạng phỏng nước, dạng mụn nước li ti ở lòng bàn tay, bàn chân, khuỷu tay, đầu gối, mông và kéo dài trong thời gian ngắn (<7 ngày), sau đó có thể để lại các vết thâm, sẹo.
- Biến chứng viêm não, viêm màng não, tim mạch, hệ hô hấp, suy tim, truỵ tim,…: có thể xuất hiện sớm từ 2-5 ngày, biến chứng rất nguy hiểm có thể dẫn tới tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Bệnh tay chân miệng lây nhiễm như thế nào?
Bệnh tay chân miệng lay lan nhanh qua tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm bệnh qua các đường:
- Nước bọt
- Dịch tiết mũi họng
- Giọt bắn từ đường hô hấp vào không khí khi ho hoặc hắt hơi.
- Phân
- Dịch từ mụn nước
Bệnh thường khởi phát và bùng nhanh tại các điểm trông trẻ, trường mẫu giáo, nơi có đông trẻ em do trẻ chưa kiểm soát được hành vi như ngậm tay, cho tay lên mũi miệng; chưa biết cách tự phòng ngừa bệnh nên virus rất dễ xâm nhập. Sau 3 – 5 ngày bệnh sẽ khỏi, tuy nhiên virus có thể vẫn còn duy trì ở trong người trẻ đến vài tuần sau khi khỏi bệnh, nên vẫn có thể lây bệnh cho người khác.
Chính vì bệnh có khả năng lây lan nhanh và bùng phát mạnh nên cha mẹ cần trang bị những kiến thức và nắm chắc các phương pháp phòng chống bệnh để bảo vệ sức khoẻ cho bé.
Phòng ngừa bệnh tay chân miệng với dung dịch nước khử khuẩn Clo hoá NaOClean
Nước khử khuẩn Clo hoá NaOClean là dung dịch khử khuẩn được sản xuất với nồng độ cao và trung bình từ 100ppm – 680ppm đã được chứng nhận bởi Viện sức khỏe nghề nghiệp – Bộ Y Tế Việt Nam và đạt tiêu chuẩn CDC trong khử khuẩn.
Nhờ vào độ an toàn tuyệt đối, không chứa hoá chất, không ảnh hưởng tới sức khoẻ con người nên nước Clo hoá NaOClean được ứng dụng đa nhiệm trong hầu hết các lĩnh vực: y tế, gia đình, trường học, văn phòng, nhà hàng, khách sạn,…
Đặc biệt trong lĩnh vực y tế, NaOClean được tin tưởng sử dụng ở rất nhiều bệnh viện tuyến đầu trên cả nước trong công tác khử khuẩn và làm sạch môi trường. Nước khử khuẩn NaOClean hoàn toàn có thể được ứng dụng trong phòng ngừa bệnh tay chân miệng một cách hiệu quả. Các bệnh viện, phòng khám, các cơ sở y tế và ngay cả trong gia đình cũng đều có thể sử dụng nước khử khuẩn NaOClean để:
- Sát khuẩn tay, chân cho trẻ hàng ngày tránh lây nhiễm chéo
- Sát khuẩn tay y bác sĩ sau khi thăm khám
- Súc miệng ngăn ngừa virus, ngăn chặn viêm loét khi mắc bệnh
- Ngâm, rửa đồ chơi của trẻ, hạn chế virus, vi khuẩn tấn công
- Vệ sinh nơi ở của trẻ bằng cách lau phòng, khử khuẩn giường, phòng ngủ bằng nước khử khuẩn NaOClean
- Ngâm, giặt quần áo của trẻ với nước khử khuẩn NaOClean để diệt sạch các loại virus, vi khuẩn bám trên quần áo.
- Người nhà hay nhân viên y tế, nên rửa tay sát khuẩn với NaOClean ngay sau khi thay quần áo, tã dán, hoặc tiếp xúc với phân, nước bọt của trẻ nhiễm bệnh,…
- Phun, xịt khử khuẩn không khí tại phòng bệnh, phòng khám và điều trị, phòng vệ sinh,…
NaOClean được sản xuất dựa trên công nghệ điện phân nước muối loãng, với nồng độ đã được kiểm nghiệm và cho phép sử dụng trong khử khuẩn tại các cơ sở y tế. Sản phẩm mang lại khả năng diệt khuẩn nhanh, sạch lên đến 99,9999% chỉ trong vòng 30s, lại vô cùng an toàn với trẻ nhỏ. Với phổ kháng khuẩn rộng, khả năng khử khuẩn sạch, an toàn không hoá chất, NaOClean xứng đáng trở thành giải pháp dẫn đầu trong công tác khử khuẩn, là một trong những công cụ khử khuẩn giúp phòng ngừa và ngăn chặn dịch tay chân miệng hiệu quả.
Hiện nay, sản phẩm máy tạo nước khử khuẩn Clo hoá NaOClean được phân phối độc quyền bởi VMinTech. Sản phẩm an toàn – tiết kiệm – ứng dụng đa nhiệm trong mọi lĩnh vực sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo cho mọi gia đình trong công cuộc bảo vệ sức khoẻ con yêu. NaOClean cũng được xem như giải pháp khử khuẩn đột phá mới cho môi trường bệnh viện, phòng khám.
Tìm hiểu thêm về ứng dụng của NaOClean trong y tế và chăm sóc sức khoẻ tại đây.