Nhiệt độ không khí gây ra cảm giác nóng hay lạnh cho con người và sinh vật trên trái đất. Con người có thể nhận biết được sự thay đổi của nhiệt không khí thông qua xúc giác. Vậy nhiệt độ không khí là gì và nó ảnh hưởng bởi những yếu tố nào?
1. Nhiệt độ không khí
Không khí là lượng chất khí bao quanh chúng ta, bao phủ toàn bộ bề mặt của Trái đất. Mặc dù không khí có tính chất không màu – không mùi – không vị, nhưng không khí lại có nhiệt độ.
Nguyên nhân hình thành nhiệt độ của không khí được giải thích là hiện tượng hình thành khi các tia bức xạ của Mặt trời đi qua bầu khí quyển Trái đất.
Mặt đất sẽ hấp thụ một phần lượng nhiệt của Mặt trời khi những tia nắng xuyên qua khí quyển, phần nhiệt lượng còn lại được bức xạ trở lại vào không khí. Chính điều này làm cho không khí xung quanh chúng ta nóng lên.
Hay nói dễ hiểu hơn thì nhiệt độ không khí đơn giản chỉ là thước đo độ nóng hoặc lạnh của không khí tại một vị trí địa lý cụ thể hoặc cả của Trái đất. Nhiệt độ đóng vai trò quan trọng trong đời sống tự nhiên.
2. Vai trò của nhiệt độ đối với sự sống
Nhiệt độ làm ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như quá trình sinh sản của các loài động vật, thực vật. Nhiệt độ ấm thường kích thích tăng trưởng về sinh học tốt hơn. Đây cũng là lý do khiến các thảm thực vật ở những nơi có nhiệt độ ấm áp thường phong phú hơn vùng quá khô hạn hoặc quá lạnh giá.
Nhiệt độ, độ ẩm, áp suất và mật độ không khí có liên quan mật thiết với nhau, khi một yếu tố thay đổi sẽ ảnh hưởng đến các yếu tố khác. Nếu không khí ấm hơn thì các phần tử không khí cũng nóng lên và di chuyển với tốc độ nhanh hơn. Sự va chạm vào nhau cũng vì thế mà tăng lên nhiều dẫn đến việc áp lực không khí mạnh hơn.
Các nhà khí tượng học sẽ dựa vào những yếu tố đó để phân tích và đưa ra những dự báo đầy đủ về tình hình thời tiết. Đó cũng là căn cứ để dự đoán được tình hình gió, sương mù, lượng mưa… trong những ngày tới tại một vị trí địa lý cụ thể.
3. Tác nhân làm thay đổi nhiệt độ không khí
Nhiệt độ của không khí không đứng yên mà luôn thay đổi, bởi nó chịu tác động của các yếu tố sau:
Độ cao
Theo nghiên cứu thì ở độ cao càng lớn, nhiệt độ càng giảm, không khí càng mát. Bởi càng lên cao áp suất không khí càng giảm, mà áp suất không khí luôn tỷ lệ thuận với nhiệt độ.
Điều này lý giải cho lý do tại sao càng đi lên gần đỉnh núi, chúng ta sẽ càng cảm thấy lạnh.
Vĩ độ
Vĩ độ giá trị xác định vị trí của một điểm trên bề mặt Trái Đất ở phía bắc hay phía nam của đường xích đạo. Đường Xích đạo luôn là vị trí gần mặt trời nhất cả khi Trái Đất nghiêng theo mọi chiều.
Tại Xích đạo thì mặt trời chiếu thẳng trực tiếp vào mặt đất, góc chiếu của mặt trời là lớn nhất nên sẽ ấm hơn. Các khu vực xung quanh Xích đạo ở cả 2 bán cầu đều sẽ được hấp thụ một năng lượng do bức xạ mặt trời nhiều hơn nên nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ.
Càng xuôi về 2 cực thì ánh sáng mặt trời sẽ chiếu theo góc nhỏ, ánh sáng đi qua khí quyển lớn hơn, hấp thụ nhiệt từ tia nắng mặt trời ít dần. Điều này làm cho nhiệt độ giảm dần, không khí trở nên lạnh hơn.
Khoảng cách với biển
Các đặc tính hấp thụ nhiệt của nước, đất, đá khác nhau nên ở mỗi địa hình khác nhau nhiệt độ không khí cũng khác nhau. Và chúng cũng có ảnh hưởng đến nhiệt độ những nơi gần biển hoặc nằm tại trung tâm trong lục địa.
Ngoài ra những yếu tố như mây, gió và các phân tử lơ lửng trong không khí cũng ảnh hưởng đến nhiệt độ của không khí.
may mà có bài này