Vấn đề trẻ sơ sinh bị ho liên quan đến sức khỏe khiến nhiều bố mẹ không khỏi lo lắng, đặc biệt với những người lần đầu lên chức bố mẹ. Có rất nhiều mẹo chữa ho được truyền lại từ đời ông bà cha mẹ – những thế hệ trước đó. Tuy nhiên không phải cách áp dụng mẹo nào cũng hiệu quả và có tính xác thực. Vậy trẻ sơ sinh bị ho phải làm sao? Hãy cùng VMinTech tìm hiểu thông tin ngay dưới bài viết sau đây nhé.
Tổng quan về ho ở trẻ sơ sinh
Ho ở là một phản xạ tự nhiên nhằm bảo vệ cơ thể có tác dụng giúp loại bỏ các tác nhân gây hại cho bệnh hoặc dị vật ở đường thở. Trẻ bị ho xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau và nó là biểu hiện của bệnh liên quan đến đường hô hấp. Hiện nay, ho ở trẻ sơ sinh được chia thành hai dạng đó là: ho có đờm và ho khan. Cụ thể:
- Thông thường khi trẻ bị dị ứng hoặc cảm lạnh thường xuất hiện triệu chứng ho khan.
- Trẻ ho có đờm sẽ nặng hơn, là triệu chứng cho thấy đường hô hấp của trẻ bị nhiễm khuẩn. Khi ho trẻ thường có đờm màu ngả xanh hoặc vàng.
Nguyên nhân gây ho ở trẻ sơ sinh
Những em bé sơ sinh thường không có nhiều triệu chứng ho nên bố mẹ cần phải hết sức lưu tâm. Nguyên nhân gây ho ở trẻ sơ sinh phổ biến thường gặp đó là:
Môi trường xung quanh
Nguyên nhân đầu tiên thường gặp là do môi trường xung quanh, không khí ô nhiễm và nhiều khói bụi. Bên cạnh đó trẻ thường xuyên tiếp xúc với thuốc lá, thuốc lào, than đốt,… Đây đều là những tác nhân gây hại nghiệm trọng đến sức khỏe của trẻ. Ngoài ra thời tiết thay đổi thất thường khiến trẻ dễ bị cảm lạnh và tạo nên những cơn ho ở trẻ.
Trẻ bị ho do nhiễm khuẩn
Tình trạng trẻ sơ sinh thỉnh thoảng bị ho thường rất gặp nên khiến nhiều bố mẹ lo lắng. Tình trạng bệnh có thể liên quan đến vấn đề hô hấp, tiêu biểu như: bệnh viêm tiểu phế quản, viêm thanh khí quản, viêm phổi… Trong đó virus hợp bào hô hấp (một loại virus gây nhiễm trùng phổ và đường hô hấp) là nguyên nhân chính gây nên những tình trạng bệnh dạng này.
Theo nghiên cứu về virus hợp bào hô hấp từ các chuyên gia cho thấy có đến 70% trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp. Ngoài ra loại virus này có thể lây qua khi tiếp xúc với giọt bắn trong lúc ho và có khả năng sống sót từ 1 – 2 tuần trong đường thở. Do đó sau thời gian này triệu chứng ho sẽ tự hết nếu không có biến chứng gì.
Trẻ bị ho do dị vật hoặc dị dạng ở đường thở
Trẻ sơ sinh bị ho do có dị vật hoặc dị dạng ở đường thở là trường hợp hiếm gặp. Trong trường hợp này, một số tình trạng dị dạng có thể khiến trẻ sơ sinh bị ho như: dị dạng mũi họng kèm theo, hẹp thanh quản.
Cách điều trị cho trẻ sơ sinh bị ho
Dù trẻ sơ sinh thỉnh thoảng bị ho cũng khiến rất nhiều bố mẹ lo lắng và không biết cách xử trí. Đối với những em bé sơ sinh khi bị ho, bố mẹ tuyệt đối không nên tự ý cho trẻ sử dụng thuốc. Trước đó hãy tham khảo ý kiến và tư vấn của bác sĩ để có giải pháp phù hợp nhất. Bên cạnh một số loại thuốc kháng sinh có chức năng điều trị ho cho bé cũng có một số loại gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến sự phát triển ở trẻ.
Chăm sóc và xử trí tại nhà khi trẻ sơ sinh bị ho
Đối với các bé sơ sinh, cách tốt nhất là bố mẹ không nên tự ý dùng thuốc để điều trị bệnh ho ở trẻ. Bố mẹ hãy chỉ nên sử dụng biện pháp này khi có sự chỉ định từ bác sĩ. Trên thị trường hiện nay có bán rất nhiều loại thuốc ho chống chỉ định đối với trẻ dưới 2 tuổi. Nguyên nhân là những loại thuốc này đều có chứa thành phần gây nên tác dụng phụ nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể của các bé. Cách điều trị tại nhà an toàn khi bố mẹ nhận thấy trẻ sơ sinh thỉnh thoảng bị ho như sau:
Sử dụng dầu tràm
Khi trẻ bị ho mẹ có thể nhỏ vài giọt dầu tràm xoa vào tay và xoa đều trên khắp cơ thể của bé. Bên cạnh đó mẹ hãy bôi thêm dầu tràm lên vùng ngực, lưng và cổ để cơ thể trẻ được giữ ấm.
Dầu tràm cũng có tác dụng hữu ích đối với hệ hô hấp của trẻ sơ sinh. Trong khi tắm cho bé mẹ có thể nhỏ ít dầu tràm vào chậu nước. Khi tắm bé sẽ hít hương của dầu tràm có tác dụng loại bỏ virus, vi khuẩn giúp hệ hô hấp luôn khỏe hơn. Ngoài ra trước khi cho bé ngủ thì mẹ hãy thoa dầu tràm vào chân của bé và matxa thật nhẹ nhàng. Điều này cũng giúp làm ấm chân của bé để có giấc ngủ ngon hơn đó nhé.
Sử dụng nước muối sinh lý
Ho, sổ mũi thường khiến trẻ sơ sinh bị khó thở, ngạt mũi và ngủ không được ngon giấc. Mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý nhỏ 1-2 giọt vào mũi của trẻ. Nước muối sinh lý có tác dụng làm mềm mũi, khiến bé dễ thở hơn.
Cho trẻ bú nhiều sữa mẹ
Sữa mẹ có tác dụng hiệu quả trong việc làm loãng dịch nhầy ở mũi cũng như làm thoáng đường hô hấp. Khi trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi mẹ có thể cho bé bú sữa theo nhiều cữ. Sữa mẹ cũng rất giàu chất dinh dưỡng, có khả năng tăng cường hệ miễn dịch của trẻ giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân bên ngoài.
Giữ độ ẩm thích hợp trong không khí
Làm ẩm không khí là một trong những cách phòng ngừa và điều trị ho tại nhà cho trẻ mà bố mẹ có thể tham khảo. Khi không khí ẩm sẽ giúp đường hô hấp của bé được thông thoáng, giảm ho hiệu quả.
Mẹ có thể mua loại máy tạo độ ẩm để ở trong phòng, tiêu biểu đó là máy phun sương. Loại máy này có tác dụng làm mát căn phòng và cấp ẩm không khí giúp làm dịu cơn ho của bé hiệu quả.
Bài viết trên đây là những thông tin chia sẻ về cách phòng ngừa và điều trị khi trẻ bị ho. Hy vọng những thông tin trên cung cấp hữu ích đến bạn. Hãy theo dõi vmintech.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích trong chăm sóc trẻ nhé.