Chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu là thời điểm vô cùng quan trọng với những mốc khám thai và dấu hiệu nguy hiểm cần chú ý. Đặc biệt là đối với các mẹ bầu lần đầu mang thai sẽ có nhiều bỡ ngỡ. Điều này giúp các mẹ có thai kỳ khỏe mạnh và thai nhi phát triển toàn diện. Hãy cùng VMinTech đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết hơn nhé!
Thai nhi trong 3 tháng đầu thai kỳ phát triển như thế nào?
Khi tinh trùng kết hợp với trứng tạo ra phôi và phôi di chuyển thành công vào buồng tử cung rồi bắt đầu quá trình làm tổ chính là bước đánh dấu cho việc hình thành và phát triển của thai nhi. Hai tuần đầu sau thụ thai, kích thước của phôi thai sẽ khoảng 1 – 2mm. Lúc này cũng là thời điểm trao đổi chất giữa tử cung và bánh rau hay còn gọi là trao đổi chất chính giữa mẹ và bé trong thai kỳ được thiết lập.
Việc chăm sóc thai kỳ 3 tháng đầu nắm vai trò rất quan trọng. Phôi thai sẽ phát triển phụ thuộc hoàn toàn từ dinh dưỡng của mẹ truyền sang. Ngoài ra phôi thai này còn có cấu tạo ba lớp gồm:
- Lớp trong cùng tiếp xúc với phôi là lớp nội bì và phát triển thành phổi, gan và bộ máy tiêu hóa.
- Lớp giữa là lớp trung bì phát triển thành các cơ quan như cơ, thận, xương, tim và cơ quan sinh dục.
- Lớp bên ngoài là lớp ngoại bì sẽ tạo thành mắt, da, tóc và hệ thống thần kinh.
Những mốc quan trọng khi khám thai các mẹ bầu không nên bỏ qua
Thời gian quan trọng cần rất nhiều lưu ý chính là tam cá nguyệt thứ nhất. Hầu hết các thai phụ lần đầu mang thai sẽ không nắm được các mốc thăm khám thai quan trọng nên khi phát hiện có thai đã bỏ qua những thời điểm quan trọng này.
- Khoảng 6 – 8 tuần là mốc siêu âm lần đầu của các mẹ bầu. Bác sĩ sẽ chỉ định quay lại khám trong thời gian này nếu các mẹ phát hiện có thai và đã thăm khám trước đó. Việc siêu âm ở tuần thai thứ 6 – 8 sẽ giúp xác định tim thai xuất hiện hay chưa và tình trạng phát triển ban đầu của thai nhi.
- Tuần thứ 12 là mốc khám thai quan trọng mà các mẹ bầu cần lưu ý và đặc biệt là đối với các thai phụ lớn tuổi hay gia đình có tiền sử dị tật và các bệnh di truyền.
- Khoảng 12 – 14 tuần là thời điểm chính xác để các mẹ thực hiện siêu âm đo độ mờ da gáy giúp xác định nguy cơ mắc hội chứng Down của thai nhi.
Ngoài ra thời điểm mẹ bầu được 12 tuần cũng sẽ thực hiện thêm các xét nghiệm sàng lọc dị tật giúp phát hiện sự bất thường trong quá trình phát triển nhiễm sắc thể của thai nhi. Qua xét nghiệm này, bác sĩ có thể phát hiện các bệnh bất thường nhiễm sắc thể như hội chứng Down, Edwards và Patau.
Kinh nghiệm chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu một cách khoa học
Cách chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu đang được rất nhiều gia đình đặc biệt quan tâm và áp dụng phổ biến. Cụ thể như sau:
1. Thực hiện những xét nghiệm đầu tiên của bà bầu
Việc cần làm trước hết chính là thực hiện các xét nghiệm đầu tiên. Cụ thể những xét nghiệm hay lịch khám cần thiết như sau:
#1: Mẹ bầu xác nhận mang thai
Để biết chính xác bản thân đang mang thai và đang ở tuần thứ bao nhiêu, các mẹ cần thực hiện siêu âm hay thử nồng độ HCG trong máu.
#2: Thực hiện khám thai định kỳ
Các mẹ cần được chăm sóc y tế và kiểm tra thường xuyên trong suốt thai kỳ với các mốc khám thai quan trọng cần nhớ như sau:
- Khoảng từ tuần 6 – 10: Sau khi các mẹ biết có thai sẽ thực hiện siêu âm để xác định thai đã vào tử cung chưa và thai đơn hay thai đôi cũng như có tim thai hay không.
- Khoảng tuần 11 – 13: Các mẹ sẽ thực hiện đo khoảng sáng sau gáy để dự đoán một số bất thường nhiễm sắc thể là nguyên nhân gây bệnh Down hay dị dạng tim…
#3: Thực hiện xét nghiệm sàng lọc
Các mẹ sẽ có những xét nghiệm sàng lọc dựa trên kết quả phân tích máu của mẹ như Double test, Triple test hay NIPT. Những xét nghiệm này đều có những mốc thời gian khác nhau nên cần được bác sĩ tư vấn đầy đủ. Từ đó phát hiện sàng lọc được các trường hợp thai nhi bị hội chứng Down, Edward tức 3 nhiễm sắc thể 18, Patau tức 3 nhiễm sắc thể 13 hay các bất thường về số lượng nhiễm sắc thể giới tính.
2. Lên kế hoạch cho chế độ dinh dưỡng khi chăm sóc mẹ bầu 3 tháng đầu
Khi chăm sóc bầu 3 tháng đầu, các mẹ nên chú ý bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý. Từ đó giúp thai nhi ổn định hơn trong tử cung và phát triển những bộ phận cơ bản nhất.
- Chất đạm có từ thịt, cá tươi, thịt gia cầm hay các thực phẩm chế biến từ sữa bò, các loại đậu, ngũ cốc và trái cây.
- Đường thường có trong trái cây, cà rốt, sữa, gạo, bánh mì hay ngũ cốc.
- Mẹ nên n ưu tiên chọn các chất béo lành mạnh và chọn dầu ăn có nguồn gốc từ thực vật.
- Vitamin A sẽ giúp các mẹ bầu tăng trưởng tế bào não và có trong rau xanh, gan, chất béo, sữa, lòng đỏ trứng gà hay dầu gan cá.
- Vitamin D thường có trong sữa bò, dầu ăn hay dầu gan cá.
- Vitamin C có trong rau cải, quýt, cà chua, cam hay bưởi.
- Các Vitamin B thường có nhiều ở gạo lứt, lòng đỏ trứng, thịt, rau cải, quả khô hay đậu.
- Axit folic rất cần thiết cho sự phát triển hệ thần kinh trung ương của thai nhi và để tránh dị tật ống thần kinh.
- Sắt giúp các mẹ bầu phòng tránh bệnh thiếu máu thường có trong cá, thịt, rau xanh, trứng, đậu nành, khoai tây, nho khô, mận khô, quả lựu, quả mơ hay chuối….
- Canxi cũng rất cần thiết cho sự phát triển xương thai nhi và thường có trong sữa bò. cá, trứng, trái cây hay rau cải.
- Chất xơ giúp mẹ bầu tiêu hóa tốt và tránh táo bón.
3. Mua sắm trang phục cần thiết cho mẹ bầu
- Khi các mẹ bầu chọn mua quần áo trong giai đoạn ba tháng đầu, bụng của các mẹ vẫn chưa có nhiều thay đổi nên chỉ cần mặc quần áo hay váy thoải mái là được.
- Đối với giày dép, các mẹ bầu nên mua một đôi giày thấp và bám chắc để tránh bị trơn trượt.
4. Mẹ bầu nên tập thể dục đều đặn
Hầu hết nhiều mẹ bầu đều cho rằng việc hoạt động như tập thể dục sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên nếu không có những chỉ định riêng của bác sĩ thì mẹ bầu hoàn toàn có thể tập thể dục giúp nâng cao sức khỏe cho giai đoạn mang bầu. Việc tập thể dục sẽ giúp mẹ bầu kiểm soát tâm trạng và tránh tình trạng đau nhức hay tăng cân quá mức. Đặc biệt trong tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ bầu có thể tiếp tục duy trì thói quen tập thể dục và tránh những vật nặng, khả năng té ngã hay nhiệt độ cao và ẩm ướt, xoắn bụng.
Lời kết
Chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu đang là mối quan tâm hàng đầu của rất nhiều gia đình hiện nay và đặc biệt là đối với những mẹ bầu lần đầu mang thai. Trong quá trình chăm sóc thai 3 tháng đầu cũng nên chú ý đến các mốc khám thai và xét nghiệm sàng lọc. Từ đó đảm bảo thai nhi phát triển tốt và khỏe mạnh hơn. Hy vọng bài viết trên đây của VMinTech sẽ giúp quá trình mang thai của mẹ bầu thoải mái và an toàn hơn.