Khoảng trống miễn dịch ở trẻ chính là giai đoạn từ khoảng 6 – 36 tháng tuổi và có thể sớm hơn hay muộn hơn. Tình trạng này xảy ra khi miễn dịch thụ động từ mẹ truyền sang giảm dần và hệ miễn dịch của trẻ vẫn chưa hoàn thiện. Vậy khoảng trống miễn dịch là gì? Hãy cùng VMinTech.vn đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết hơn nhé!
Khoảng trống miễn dịch là gì?
Khi trẻ sơ sinh được 6 tháng tuổi trở đi, các kháng thể IgG từ mẹ truyền sang trẻ trong 3 tháng cuối đã giảm đi rất nhiều. Tuy nhiên trẻ vẫn chưa có miễn dịch chủ động nên khi trẻ 3 tuổi, hệ miễn dịch mới có khả năng tự sinh ra kháng thể để bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh nhiễm trùng. Khoảng trống miễn dịch chính là khoảng thời gian giao thoa từ khi trẻ sơ sinh 6 tháng – 3 tuổi. Vậy nên trẻ sơ sinh ở độ tuổi này thường rất nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh nhiễm trùng từ môi trường bên ngoài nên trẻ thường xuyên bị tiêu chảy, dị ứng hay viêm đường hô hấp,…
Nếu trẻ sơ sinh trong giai đoạn khoảng trống miễn dịch thiếu hụt kháng thể IgG và không được chăm sóc tốt sẽ rất dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn nên cần sử dụng kháng sinh thường xuyên. Điều này sẽ gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột và dẫn đến nguy cơ phát sinh nhiều bệnh hay tác dụng phụ, gây kháng thuốc. Vậy nên, trẻ sơ sinh cần được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sau sinh để giúp trẻ có sức khỏe ổn định hơn.
Những vấn đề sức khỏe trẻ hay gặp trong giai đoạn từ 6 tháng – 3 tuổi
Trẻ sơ sinh trong giai đoạn khoảng trống miễn dịch thường gặp phải một số vấn đề về sức khỏe như sau:
- Trẻ sơ sinh trong giai đoạn khoảng trống miễn dịch, miễn dịch thụ động từ mẹ chuyển sang bé sẽ bị giảm sút mà trẻ lại chưa hoàn thiện hệ thống miễn dịch chủ động để tự bảo vệ cho mình. Vậy nên trẻ sơ sinh trong giai đoạn này thường rất nhạy cảm đối với các tác nhân gây bệnh nhiễm trùng từ môi trường bên ngoài. Điều này dẫn đến tình trạng mắc bệnh viêm đường hô hấp, dị ứng hay tiêu chảy,…
- Trẻ sơ sinh trong giai đoạn khoảng trống miễn dịch cũng bắt đầu biết lẫy, bò hay biết đi nên gia tăng sự tiếp xúc môi trường bên ngoài. Đây cũng là cơ hội cho các tác nhân gây bệnh tấn công cơ thể của trẻ sơ sinh gây tăng nguy cơ mắc bệnh. Nếu cha mẹ không có biện pháp chăm sóc đúng cách, trẻ sơ sinh sẽ suy giảm hệ miễn dịch, tiêu hóa kém, thấp còi hay kém phát triển trí não,…
Để giúp phòng tránh hiệu quả các bệnh vặt ở giai đoạn khoảng trống miễn dịch ở trẻ, cha mẹ cũng nên áp dụng các biện pháp sau:
1. Mẹ nên duy trì bú sữa cho trẻ trong vòng 6 tháng sau khi sinh
Sữa mẹ thường chứa rất nhiều kháng thể cần thiết cho hệ miễn dịch của trẻ nên trẻ cần được bú sữa mẹ sớm nhất sau khi sinh và bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Các mẹ nên duy trì cho trẻ bú mẹ kết hợp với việc ăn các thực phẩm bổ sung từ sau 6 tháng – 2 tuổi.
2. Nên duy trì lối sống khoa học cho trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh trong giai đoạn khoảng trống miễn dịch cần được ngủ đủ giấc và tăng cường vận động giúp hệ miễn dịch hình thành và hoạt động tốt hơn. Thời gian ngủ mỗi ngày của trẻ sơ sinh sẽ khoảng 16 – 18 giờ và 12 – 13 giờ đối với trẻ mới biết đi.
Ngoài ra trẻ sơ sinh cũng cần được vệ sinh thân thể sạch sẽ và hạn chế tiếp xúc với khói bụi, thuốc lá, chó mèo hay bụi bẩn,….. Để hạn chế tối đa các tác nhân gây bệnh trong không khí sinh sôi ảnh hưởng đến trẻ, cha mẹ có thể sử dụng thêm máy lọc không khí chuyên dụng Airocide trong phòng khách hoặc phòng ngủ của trẻ. Việc sử dụng máy lọc không khí chuyên dụng có chức năng loại bỏ được các loại bụi bẩn, vi khuẩn nhỏ nhất trong không khí, các loại mùi gây kích ứng chính là tạo môi trường sống lành mạnh đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của con trong thời gian khoảng trống miễn dịch từ 6 – 36 tháng tuổi.
3. Bổ sung “thực phẩm vàng” giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ sơ sinh
Để giúp trẻ sơ sinh tránh các bệnh vặt và phát triển khỏe mạnh hơn, cha mẹ nên bổ sung những thực phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ vào khẩu phần ăn hàng ngày. Dưới đây là danh sách các thực phẩm vàng giúp trẻ sơ sinh tăng sức đề kháng như sau:
- Các loại thịt nạc như thịt heo, bò và gà rất giàu protein.
- Các loại hải sản như tôm, cua, sò, ngao hay cá thu… chứa nhiều kẽm giúp tăng cường hệ miễn dịch.
- Các loại rau xanh đậm màu như súp lơ xanh, rau dền, rau cải hay rau ngót… giàu vitamin C, carotene, protein và các khoáng chất.
- Các loại trái cây họ cam và các loại rau củ quả giàu vitamin A, C như cà rốt, cà chua, bí đỏ, đu đủ, khoai tây hay khoai lang… giúp tăng sức đề kháng cho trẻ sơ sinh.
Lời kết
Việc tìm hiểu chi tiết về khoảng trống miễn dịch ở trẻ 6 tháng – 3 tháng tuổi giúp bảo vệ an toàn cho sức khỏe của trẻ. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên bổ sung cho trẻ những loại thực phẩm cần thiết giúp tăng sức đề kháng. Hy vọng bài viết trên đây của Vmintech.vn sẽ giúp cha mẹ chăm sóc trẻ tốt hơn nhé!
Tìm hiểu về dịch vụ cho thuê máy lọc không khí trọn gói của VMinTech để thời gian khoảng trống miễn dịch của con không còn là nỗi lo lắng của bố mẹ!
Hotline thuê máy: 0979 936 330