SELECT MENU

Chỉ số chất lượng không khí và tác động đến sức khỏe con người

Views: 438 - Category: Tin nổi bật - On:

Chúng ta thường nói với nhau: không khí càng ô nhiễm thì càng ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Nhưng làm thế nào để xác định được không khí ô nhiễm và ô nhiễm ở mức độ nào? Và những ảnh hưởng cụ thể đến con người khi không khí bị ô nhiễm?

1. Chỉ số chất lượng không khí

Chỉ số chất lượng không khí (AQI: Air Quality Index) là thước đo đơn giản hóa mức độ ô nhiễm không khí hiện tại hoặc dự báo mức độ ô nhiễm không khí trong tương lai.

Rủi ro sức khỏe cộng đồng tăng lên khi AQI tăng.

Chỉ số chất lượng AQI càng cao thì rủi ro về sức khỏe cộng đồng càng tăng

Chỉ số chất lượng AQI càng cao thì rủi ro về sức khỏe cộng đồng càng tăng

Chỉ số AQI tập trung vào sự ảnh hưởng tới sức khỏe người dân có thể gặp trong vòng vài giờ hoặc vài ngày sau khi hít thở không khí ô nhiễm.

2. Những ảnh hưởng của chất lượng không khí đến sức khỏe con người

Tác động lớn đến hệ hô hấp

Các tác động của ô nhiễm không khí trên đường hô hấp phụ thuộc vào loại và sự pha trộn các chất ô nhiễm với nhau, nồng độ trong không khí, thời lượng tiếp xúc, lượng chất gây ô nhiễm được hít vào và lượng chất gây ô nhiễm thâm nhập vào phổi.

Trong khi PM10 đi vào cơ thể qua đường dẫn khí và tích tụ trên phổi, thì PM2.5 đặc biệt nguy hiểm hơn vì chúng bé đến mức có thể luồn lách vào các túi phổi, tĩnh mạch phổi và xâm nhập vào hệ tuần hoàn máu. Bụi PM 2.5 cộng với khí CO hay SO2, NO2 nhiều, sẽ cản hemoglobin kết hợp oxi khiến tế bào thiếu oxi.

Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí tác động rõ rệt nhất lên phổi. Các triệu chứng ban đầu và dễ nhìn thấy là viêm đường hô hấp, dị ứng, nặng hơn nữa là hen suyễn.

Tiếp xúc trực tiếp với bụi mịn và các chất ô nhiễm sẽ làm giảm chức năng của phổi, dẫn đến mắc các bệnh phổi mãn tính, lâu dài có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi.

Mũi là cửa ngõ của đường hô hấp, nên là cơ quan đầu tiên chịu ảnh hưởng từ việc thay đổi thời tiết hay môi trường, khí hậu. Viêm mũi dị ứng, viêm xoang,… là những bệnh rất thường gặp ở hầu hết các lứa tuổi.

Tác động đến tim

Nhiều nghiên cứu cho thấy ô nhiễm không khí có tác động tiêu cực đến sức khỏe tim mạch, làm tăng nguy cơ đau tim và tỷ lệ đột quỵ.

Các loại bụi có kích thước nhỏ, các chất hóa học hay chất kháng viêm trong bụi có thể phát tán từ phổi vào hệ tuần hoàn, ảnh hưởng đến tim mạch.

Nguyên nhân khác nữa là không khí ô nhiễm ảnh hưởng đến khả năng giãn nở và co thắt của các mạch máu. Dưới tác động của không khí ô nhiễm, của khói thuốc lá, các mạch máu bị giảm kích cỡ, cản trở lưu thông huyết mạch. Không khí ô nhiễm còn làm tăng nguy cơ tạo cục máu đông ở động mạch – nguyên nhân chính của chứng nhồi máu cơ tim.

Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến hệ hô hấp, chức năng sinh sản, sức khỏe tim, thận cùng nhiều hệ lụy khác

Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến hệ hô hấp, chức năng sinh sản, sức khỏe tim, thận cùng nhiều hệ lụy khác

Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản

Phụ nữ sống trong khu vực ô nhiễm không khí có nguy cơ sinh con tự kỉ cao gấp 2 lần so với bình thường. Mức độ ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến thai nhi sẽ càng tăng cao vào giai đoạn cuối của thai kỳ.

Ngoài ra, ô nhiễm không khí cũng được cho là liên quan đến sự giảm chất lượng tinh trùng, gây ảnh hưởng đến khả năng có con của nam giới.

Tổn thương thận

Nguyên nhân là do ô nhiễm không khí tạo gánh nặng khiến thận không thể lọc hết các phân tử ô nhiễm trong máu, nên phát sinh nhiều bệnh lý liên quan đến thận và suy thận.

Và những ảnh hưởng khác

Ngoài những ảnh hưởng nặng nề đến từng chức năng và tế bào trong cơ thể con người thì ô nhiễm môi trường còn có thể gây ra tình trạng loãng xương, lão hóa da hay những hiện tượng đau đầu dễ gặp.

3. Giải pháp hạn chế ô nhiễm không khí

Ngoài những biện pháp mang tính lâu dài của các nhà chức trách như quy hoạch lại giao thông, xử lý triệt để nguồn ô nhiễm từ các nhà máy, trồng nhiều cây xanh,… thì mỗi một cá nhân, gia đình cần có ý thức tự bảo vệ chính mình:

  • Không tập thể dục ở nơi nhiều khói bụi

  • Trồng nhiều cây xanh xung quanh nhà và nơi làm việc

  • Mùa lạnh, tránh đi bộ ở những nơi nhiều phương tiện và khói bụi

  • Mùa nóng, hạn chế tối đa các hoạt động ngoài trời hoặc chỉ nên ra ngoài vào buổi sáng lúc mức độ ô nhiếm còn thấp.

  • Đeo khẩu trang khi ra đường, đeo kính để giảm bớt việc tiếp xúc với khói bụi.

  • Chọn ô tô hoặc xe, phương tiện công cộng để di chuyển. Bởi ô tô có máy lọc không khí, có thể lọc được phần nào không khí bẩn từ bên ngoài. Việc sử dụng phương tiện công cộng, hạn chế phương tiện cá nhân, cũng góp phần giảm bớt lượng khí thải.

  • Trong nhà hoặc nơi làm việc, nên trang bị máy lọc không khí có chức năng lọc bụi mịn PM2.5

Chia sẻ
Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Có thể bạn quan tâm

    Đăng ký nhận tư vấn và ưu đãi

    Sản phẩm / Dịch vụ quan tâm

    Tôi đã đọc Chính sách bảo mật thông tin và đồng ý với thỏa thuận này

      ĐĂNG KÝ NHẬN BÁO GIÁ

      Chào anh chị, để nhận được “Báo giá đặc biệt” từ VMinTech, các anh chị hãy liên hệ ngay theo số 091 106 8685 / 098 104 8338 hoặc điền thông tin vào Form báo giá dưới đây. Xin cảm ơn!

      Sản phẩm cần tư vấn:

      Máy khử khuẩn và làm sạch không khí AirocideMáy sản xuất dung dịch khử khuẩn chlorine tự do NaOCleanCho thuê máy lọc không khíPhụ kiện và linh kiện thay thếKhác