SELECT MENU

Bệnh hen suyễn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Views: 101 - Category: Sức khỏe - On:

Hen suyễn là căn bệnh phổ biến nhưng rất nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe người lớn và cả trẻ nhỏ. Nếu chẩn đoán và phòng ngừa bệnh kịp thời sẽ giúp người bệnh luôn sống khỏe cùng với căn bệnh không thể nào trị khỏi hoàn toàn này. Để rõ hơn về căn bệnh hen suyễn, bạn đọc quan tâm hãy cùng VMinTech tham khảo thông tin tổng hợp dưới bài viết nhé.

Bệnh hen suyễn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Bệnh hen suyễn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

1. Hen suyễn là gì?

Hen suyễn hay hen phế quản – Asthma là một căn bệnh khá phổ biến và là bệnh mãn tính của hệ hô hấp. Khi xuất hiện cơn hen suyễn sẽ khiến cho lớp niêm mạc của ống phế quản sưng lên, bị viêm nhiễm và dễ bị kích ứng, tổn thương. 

Hen suyễn là bệnh mãn tính của hệ hô hấp khiến bệnh nhân bị khó thở, lớp niêm mạc ống phế quản bị tổn thương

Hen suyễn là bệnh mãn tính của hệ hô hấp khiến bệnh nhân bị khó thở, lớp niêm mạc ống phế quản bị tổn thương

Tình trạng co thắt và viêm nhiễm sẽ làm các đường dẫn khí bị thu hẹp lại. Từ đó sẽ làm giảm lưu lượng không khí vào phổi và diễn ra tình trạng khó thở ở người bệnh. Khi tình trạng phù nề nghiêm trọng hơn, đường dẫn khí sẽ càng bị thu hẹp và người bệnh phải đối mặt với tình trạng thở khò khè, khó thở rất khó chịu.

2. Các triệu chứng của bệnh hen suyễn

Triệu chứng hen suyễn ở mỗi người là khác nhau và phân theo mức độ nặng nhẹ của bệnh. Hen suyễn sẽ xảy ra không thường xuyên mà chỉ vào những thời điểm nhất định nào đó hoặc bị tác động sẽ dẫn đến khó thở. Một số dấu hiệu nhận biết của căn bệnh này như sau:

  • Khó thở.
  • Tức ngực hoặc đau ở vùng ngực.
  • Thở khò khè.
  • Khó ngủ và khó thở khi nằm xuống.
  • Ho hoặc thở khò khè.
  • Các cơn ho, thở khò khè sẽ nghiêm trong hơn nếu do virus đường hô hấp tấn công như cảm lạnh hoặc cúm.
  • Hen suyễn diễn ra thường xuyên hơn, khó chịu hơn khi diễn biến của bệnh tăng nặng.
  • Khó thở tăng khi kiểm tra chức năng của phổi bằng máy đo lưu lượng đỉnh.
  • Sử dụng thuốc giãn phế nhanh dạng hít nhiều hơn, thường xuyên hơn.
Ho, khó thở kéo dài là một trong số những triệu chứng của hen suyễn

Ho, khó thở kéo dài là một trong số những triệu chứng của hen suyễn

Ngoài ra cũng có một số triệu chứng hen suyễn phát triển ở một số tình huống nhất định sau:

  • Hen suyễn do tập thể dục.
  • Bệnh có thể nặng hơn khi gặp không khí lạnh và khô.
  • Do hít nhiều các chất kích thích tại nơi làm việc như khói hóa chất, khí độc hoặc bụi gây ra.
  • Hen suyễn có thể do dị ứng phấn hoa, bào tử nấm mốc, dị ứng với lông và nước bọt của vật nuôi hoặc dị ứng với chất thải của gián.

3. Nguyên nhân gây hen suyễn là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh hen suyễn, dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến. Cụ thể;

  • Bị viêm xoang, cảm lạnh hoặc bị cúm.
  • Hít phải các chất gây dị ứng như phấn hoa, lông thú cưng, bụi bẩn, nấm mốc,…
  • Hít phải các chất gây kích ứng như mùi mạnh từ nước hoa, dung dịch tẩy rửa vệ sinh.
  • Ô nhiễm không khí.
  • Thời tiết thay đổi đột ngột về nhiệt độ, độ ẩm, gặp không khí lạnh.
  • Do bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD).
  • Gặp phải các cảm xúc mạnh quá mức như cười, buồn bã, lo lắng, căng thẳng, stress,…
  • Dị ứng thuốc.
  • Dị ứng với chất bảo quản thực phẩm sulfites được tìm thấy trong bia, rượu, dưa chua, tôm, nước chanh,…
  • Do di truyền.
Tình trạng đường dẫn khí của người bị bệnh hen suyễn

Tình trạng đường dẫn khí của người bị bệnh hen suyễn

4. Cách phòng ngừa và điều trị bệnh hen suyễn

Rất nhiều người lo lắng không biết bệnh hen suyễn có chữa được không vì nhận thấy sự phiền toái, nguy hiểm khi mắc phải. Trên thực tế bệnh hen suyễn khó có thể điều trị dứt điểm nhưng có thể giảm thiểu tình trạng diễn biến của bệnh. Vậy bị hen suyễn khó thở nên làm gì để khắc phục?

4.1. Hướng dẫn cách làm giảm cơn hen suyễn tại nhà

Trong trường hợp bệnh hen suyễn phát tác, người bệnh cần chú ý những điều sau để tránh nguy hiểm:

  • Tránh các tác nhân gây hen suyễn như bụi bẩn, phấn hoa, nấm mốc, lông thú cưng,…
  • Tập thể dục thường xuyên.
  • Giữ cân nặng hợp lý.
  • Thường xuyên dọn dẹp phòng ốc sạch sẽ, thông thoáng để loại bỏ các tác nhân có thể gây hen suyễn.
  • Thực hiện một số bài tập hít thở để giảm bớt các triệu chứng của bệnh và cũng để giúp việc dùng ít thuốc hơn.
Tập thể dục thường xuyên giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng phòng ngừa hen suyễn

Tập thể dục thường xuyên giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng phòng ngừa hen suyễn

4.2. Chế độ sinh hoạt, ăn uống

  • Bệnh hen suyễn nên kiêng những đồ dễ gây dị ứng như: bia, rượu, đồ nướng, đồ chiên rán, tôm, cua,… Đây là lời khuyên dành cho người bệnh khi thắc mắc bệnh dinh dưỡng kiêng ăn gì để tránh bệnh trở nặng.
  • Bổ sung thêm nhiều vitamin C từ trái cây để tăng cường sức đề kháng như cam, chanh, bưởi,…
  • Luôn giữ ấm cơ thể khi thời tiết trở lạnh, đặc biệt là giữ ấm vùng cổ, mặc ấm khi ra ngoài.

4.3. Sử dụng thuốc kháng sinh

Khi cơn hen suyễn trở nặng khiến bạn khó chịu, việc sử dụng thuốc cũng sẽ làm giảm các triệu chứng gặp phải nhanh chóng. Tùy vào mức độ của bệnh mà bác sĩ có thể đưa ra phác đồ sử dụng thuốc phù hợp. Bao gồm:

  • Corticoid dạng hít bao gồm như Budesonide (Pulmicort), Fluticasone (Flixotide).
  • Các chất bổ trợ leukotriene phổ biến bao gồm như Montelukast (Singulair), Zafirlukast (Accolate),…
  • Thuốc chủ vận beta tác dụng kéo dài sẽ giúp làm giãn các cơ trơn ở phế quản của bạn.
  • Ống hít kết hợp corticosteroid dạng hít và thuốc chủ vận beta tác dụng kéo dài để làm dịu cơn hen suyễn.
  • Theophylin giúp làm giãn đường thở và giảm bớt căng tức ở ngực.
  • Thuốc chủ vận beta tác dụng ngắn giúp nới lỏng các cơ ở đường thở và giảm bớt các triệu chứng của bệnh.
  • Thuốc kháng Cholinergic phổ biến như: Fenoterol và ipratropium (Berodual), Ipratropium (Atrovent), Tiotropium bromide (Spiriva).
  • Corticosteroid uống và tiêm tĩnh mạch có tác dụng giúp giảm sưng và viêm đường hô hấp.
Sử dụng thuốc giãn cơ hen suyễn dạng hít giúp giảm triệu chứng của bệnh hen suyễn nhanh chóng

Sử dụng thuốc giãn cơ hen suyễn dạng hít giúp giảm triệu chứng của bệnh hen suyễn nhanh chóng

Ngoài những phương pháp trên, môi trường sống sạch sẽ, không khí trong lành cũng rất quan trọng. Đối với người đã mắc bệnh, khí thở sạch khuẩn và các chất có hại giúp giảm nhẹ triệu chứng, hô hấp dễ chịu hơn; Với người khỏe mạnh, đây là điều kiện cần thiết để phòng ngừa. Tuy nhiên, với tình trạng ô nhiễm như hiện nay (đặc biệt tại các thành phố lớn) thì việc được hít thở bầu không khí lý tưởng gần như không thể. Đó là lý do mỗi gia đình cần có một chiếc máy lọc không khí chuyên dụng, có thể khử sạch được virus, vi khuẩn, nấm mốc, bụi mịn, các chất độc hại,…

Xem thêm:

Cách lựa chọn máy lọc không khí tốt và chất lượng

10 tác dụng của máy lọc không khí khiến bạn phải mua ngay

Dịch vụ cho thuê máy lọc không khí trọn gói

 

Chia sẻ
Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Có thể bạn quan tâm

    Đăng ký nhận tư vấn và ưu đãi

    Sản phẩm / Dịch vụ quan tâm

    Tôi đã đọc Chính sách bảo mật thông tin và đồng ý với thỏa thuận này

      ĐĂNG KÝ NHẬN BÁO GIÁ

      Chào anh chị, để nhận được “Báo giá đặc biệt” từ VMinTech, các anh chị hãy liên hệ ngay theo số 091 106 8685 / 098 104 8338 hoặc điền thông tin vào Form báo giá dưới đây. Xin cảm ơn!

      Sản phẩm cần tư vấn:

      Máy khử khuẩn và làm sạch không khí AirocideMáy sản xuất dung dịch khử khuẩn chlorine tự do NaOCleanCho thuê máy lọc không khíPhụ kiện và linh kiện thay thếKhác