VOCs là gì? Tại sao lại nói chúng xuất hiện trong nhà nhiều hơn môi trường bên ngoài. Vậy nó có ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta không? Tất cả những thắc mắc này cùng VMinTech giải đáp trong bài viết sau đây nhé!
1. VOCs là gì?
VOCs là từ viết tắt của “Volatile Organic Compounds”, cụm từ này có nghĩa là các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi. Thường thì VOCs có điểm sôi rất thấp và cũng dễ dàng được giải phóng được dạng hơi hoặc khí.Nguồn gốc của các chất này có thể bắt nguồn từ tự nhiên hoặc nhân tạo, chỉ có một số loại là vô hại, còn hầu hết chúng rất độc hại cho sức khỏe con người.
Trong cuộc sống chúng ta thường gặp một số các hợp chất VOC như formaldehyde, benzen,… Các hợp chất này có thể được sinh ra từ những sản phẩm tiêu dùng như keo hồ, các loại sơn, thuốc lá, chất bảo quản gỗ, chất tẩy rửa, chất khử trùng, vật liệu xây dựng, thuốc trừ sâu,… Như vậy những chất này có thể có mặt ở khắp mọi nơi xung quanh cuộc sống của chúng ta, đặc biệt là trong nhà.
Các hợp chất VOCs thường gặp:
- Limonene, hợp chất này xuất hiện trong các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và khí sinh học.
- Formaldehyde có trong keo, khói khí thải, khói thuốc lá,…
- Xylene thường phát sinh trong quá trình sản xuất thuộc ngành công nghiệp hóa học.
- Acetone là hợp chất được dùng làm dung môi trong nhiều công đoạn công nghiệp sản xuất hóa dầu, hóa chất, dược phẩm, dệt may và sơn.
- Benzen là một hợp chất tạo mùi thơm trong nhiều sản phẩm chúng ta dễ gặp
- Acetaldehyde thuộc nhóm aldehyde trong của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm
- Katolec là hợp chất xuất hiện trong nhà máy xử lý nước thải
2. VOCs gây hại như thế nào đến sức khỏe con người?
Chính bởi các hợp chất hữu cơ VOCs tồn tại ở mọi nơi trong không khí nên nếu con người tiếp xúc nhiều sẽ rất hại và gây ra các vấn đề liên quan đến đường hô hấp mắt, mũi, cổ họng,… Nguy hiểm hơn thì có thể ảnh hưởng đến các cơ quan bao gồm cả hệ thần kinh trung ương, người tiếp xúc lâu dài còn có nguy cơ mắc ung thư.
Đối với trẻ em và người bị hen suyễn, đây là những đối tượng rất dễ chịu tác động xấu từ các hợp chất này. Chúng có thể làm phổi và đường hô hấp bị yếu đi. Nếu tiếp xúc ở mức độ cao hơn có thể gây ung thư và ảnh hưởng đến vấn đề sinh sản.
3. Cách giảm VOCs trong không khí hiệu quả
- Giảm VOC bằng cách kiểm soát hoặc không sử dụng các chất sản sinh ra VOCs, ví dụ như việc sử dụng thuốc lá.
- Lựa chọn các loại sơn nhà, sơn nội ngoại thất có chứa ít VOCs. Hạn chế sử dụng những sản phẩm có mùi thơm như aerosol, nến, nhang,…
- Ngoài ra, đối với loại ván ép bạn cũng có thể loại bỏ được nguồn phát ra VOCs bằng sử dụng sản phẩm phát thải formaldehyde thấp.
- Khi sơn lại nội thất, cần để khô và hết mùi rồi mới chuyển đến ở trong phòng.
- Thiết kế không gian sống thông thoáng và đối lưu không khí tốt để có thể giảm được nồng độ VOCs trong không khí. Đồng thời gia chủ nên trồng thêm cây xanh trong và xung quanh nhà, có thể ưu tiên một số loại cây giúp lọc không khí như cây lưỡi hổ, thiết mộc lan, dây thường xuân,…
- Sử dụng máy lọc không khí chuyên dụng có khả năng xử lý các hợp chất VOCs cũng là một phương án hiệu quả. Tuy nhiên không phải thiết bị nào cũng có khả năng này. Airocide là dòng máy lọc không khí được đánh giá cao bởi khử được các chất gây hại dạng khí triệt để mà không sản sinh ra phụ phẩm xấu. Có nhiều mã máy với công suất phù hộp cho các không gian phòng và nhu cầu đặc thù khác nhau.
Trên đây là một số những thông tin về hợp chất hữu cơ bay hơi VOCs và giải pháp giảm thiểu sự phát thải chúng trong không gian, mong rằng những thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn có thêm những hiểu biết để bảo vệ môi trường sống của gia đình và những người xung quanh tốt hơn.