SELECT MENU

Giải pháp để bảo quản trái cây xuất khẩu luôn đạt chất lượng nhất

Views: 748 - Category: Tin nổi bật - On:

Trong một vài năm trở lại đây Việt Nam thường xuyên xuất khẩu trái cây ra nước ngoài. Chính lĩnh vực này cũng đem đến một nguồn thu nhập đáng kể cho nhà nước. Và trong tương lai việc xuất khẩu trái cây sẽ được chú trọng phát triển hơn nữa. Tuy nhiên, để thành công trong việc xuất khẩu thì vấn đề bảo quản trái cây xuất khẩu đang được quan tâm hàng đầu. Vậy giải pháp nào cho vấn đề này? Những chia sẻ dưới đây là một gợi ý cho bạn.

1. Những yếu tố gây ra hư hỏng trái cây nếu không có giải pháp bảo quản phù hợp?

Những yếu tố khiến trái cây hỏng khi xuất khẩu

Những yếu tố khiến trái cây hỏng khi xuất khẩu

Có lẽ, các bạn cũng biết nếu trái cây để trong môi trường nhiệt độ bình thường chúng sẽ không để được lâu và dần dần sẽ bị hư hỏng. Vấn đề hư hỏng do rất nhiều các yếu tố khác nhau gây ra như:

1.1. Hư hỏng do cơ học

Đây có thể hiểu một cách đơn giản đó chính là hư hỏng do quá trình mọi người thu hoạch và vận chuyển không đúng cách. Có thể, trái cây bị rơi hoặc bị côn trùng cắn là nguyên nhân dẫn đến hoa quả dần sẽ bị hỏng. Và dĩ nhiên, khi trái cây bị hỏng thì không thể xuất khẩu. Và giải pháp để hạn chế những hư hỏng do cơ học đó chính là phải có biện pháp thu hoạch khoa học. Ngoài ra, để tránh bị côn trùng cắn hoa quả nên để trong các thùng xốp hay thùng Carton mềm có lót những vật dùng cần thiết để chống sóc làm dập hoa quả.

1.2. Hoa quả hư hỏng do vi sinh vật

Vấn đề tiếp theo gây ra sự hư hỏng của hoa quả đó chính là hư hỏng do vi sinh vật. Có thể là do vi khuẩn, vi rút hay nấm mốc phát triển làm hư hại sinh vật. Hoa quả có thể nhiễm vi sinh vật qua không khí hay qua những vật trung gian. Chính vì vậy, cần phải bảo quản trái cây xuất khẩu một cách cẩn thận nhất.

Hoa quả hư hỏng do vi sinh vật

Hoa quả hư hỏng do vi sinh vật

Những loại vi sinh vật này sẽ gây hư hỏng trái cây và khiến chất lượng trái cây bị giảm sút. Cụ thể hương vị và màu sắc của trái cây cũng sẽ thay đổi. Chúng không chỉ làm giảm giá trị dinh dưỡng mà còn gây ra độc tố làm mất an toàn thực phẩm khi sử dụng.

Để hạn chế những hư hỏng do vi sinh vật thì cần phải áp dụng quy trình tuyển chọn hoa quả kỹ lưỡng. Những loại quả bị trầy xước không đạt được yêu cầu thì nhất định cần phải loại bỏ. Thêm vào đó cần phải làm sạch hoặc sát trùng bằng những chế phẩm tự nhiên hoặc làm khô lớp vỏ bên ngoài để vi sinh vật không tiếp xúc.

1.3. Hư hỏng do độ ẩm

Một trong những nguyên nhân tiếp theo gây ra hư hỏng của trái cây đó chính là độ ẩm. Khi hoa quả có độ ẩm cao thì môi trường thuận lợi để các vi sinh vật phát triển. Đặc biệt là nấm mốc. Độ ẩm thấp sẽ đẩy mạnh quá trình mất nước làm cho trái cây bị héo, khô hình thức sẽ xấu đi. Chính vì vậy, cần phải duy trì độ ẩm thích hợp nhất trong quá trình bảo quản trái cây xuất khẩu.

1.4. Quá trình sinh hóa

Quá trình sinh hóa được hiểu là sau khi trái cây đã được thu hoạch chúng vẫn xảy ra các quá trình hô hấp biến đổi chất và thải ra nhiệt cùng với hơi nước. Nước và nhiệt cùng sinh ra sẽ khiến cho hoa quả ẩm ướt và dẫn đến tình trạng dễ bị thối. Từ lúc quả chín cho tới khi chín mạnh thì cường độ hô hấp của chúng cũng giảm và sức đề kháng của trái cây yếu đi và lúc này rất dễ bị hư hỏng. Các yếu tố ảnh hưởng đến cường độ đó chính là nhiệt độ, độ ẩm và các thành phần trong không khí. Thêm vào đó, nhiều trái cây còn sản sinh ra khí Etylen khiến làm hoa quả nhanh chín hơn.

Quá trình sinh hóa cũng khiến cho hoa quả nhanh bị hỏng

Quá trình sinh hóa cũng khiến cho hoa quả nhanh bị hỏng

Ngoài những nguyên nhân nêu trên thì việc hoa quả xuất khẩu bị hỏng do đặc thù của từng loại trái cây hay những vấn đề của trái cây trước khi thu hoạch.

2. Giải pháp cho vấn đề bảo quản trái cây xuất khẩu

Trong những năm trở lại đây thì theo thống kê cho thấy hoa quả Việt Nam xuất khẩu rất nhiều. Mỗi năm thì số lượng trái cây ra thị trường nước ngoài ngày một gia tăng. Những con số này đã chỉ ra rằng đây là một trong những thành công của Việt Nam cho đến hiện nay. Để có thể có được thành công như vậy thì giải pháp cho vấn đề bảo quản trái cây xuất khẩu đã được đặt lên hàng đầu.

Một số vấn đề cần phải đặc biệt quan tâm để có thể bảo quản trái cây một cách tốt nhất đó chính là:

  • Nhà cấp đông sơ bộ: Để bảo quản trái cây thì không thể thiếu được nhà cấp đông sơ bộ. Mỗi đơn vị cần phải xây dựng cho mình khu vực sơ chế tập trung và cần phải được bảo quản lạnh ngay từ đầu để có thể có được giá trị chất lượng của sản phẩm ngay từ đầu.
  • Vận tải lạnh: Đây là vấn đề không chỉ được áp dụng cho ngành thủy hải sản. Mà với hoa quả xuất khẩu cũng được áp dụng. Tuy nhiên, nhiệt độ làm lạnh của hoa quả cụ thể là từng loại sẽ khác nhau.
  • Giải pháp tiêu theo đó là cần phải đảm bảo tiêu chuẩn vi sinh bằng cách chiếu xạ tiêu diệt vi sinh trước khi xuất khẩu ra nước ngoài. Tuy nhiên, hiện nay số lượng trái cây nhập khẩu rất lớn mà nhà máy chiếu xạ lại chưa đủ đáp ứng nhu cầu. Vì vậy, khi bảo quản trái cây xuất khẩu cần phải có những biện pháp đảm bảo vi sinh khác nhau.
  • Chuẩn bị kho lạnh: Đây là vấn đề không thể thiếu nhưng thực tế ở Việt Nam cho thấy các kho lạnh đang đạt công suất đa phần phục vụ cho nhóm thủy sản. Với loại trái cây mùa vụ cũng đòi hỏi số lượng kho lớn. Do đó, cần phải kết hợp một cách hài hòa với nhau để đảm bảo khai thác kho lạnh được tối ưu nhất.
Cần phải có sự chuẩn bị và kỹ lưỡng trong quá trình bảo quản hoa quả xuất khẩu

Cần phải có sự chuẩn bị và kỹ lưỡng trong quá trình bảo quản hoa quả xuất khẩu

3. Bộ đôi khử khuẩn Airocide & NaOClean – giải pháp vàng trong chế biến và bảo quản nông sản.

Trong quá trình bảo quản trái cây xuất khẩu thì để đảm bảo trái cây luôn đạt được trạng thái chất lượng tốt nhất đã có nhiều đơn vị sử dụng đến những loại máy khử khuẩn không khí và máy tạo nước khử khuẩn để rửa hoa quả. Bởi với việc dùng các cách khử khuẩn trên thì hoa quả có thể bảo quản với thời gian lâu gấp 20 lần bình thường.

Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay có rất nhiều những loại máy khử khuẩn và lọc không khí khác nhau. Nếu bạn đang tìm kiếm cho mình một dòng sản phẩm chất lượng phù hợp cho phòng lạnh hay trong quá trình bảo quản trái cây xuất khẩu thì bộ đôi khử khuẩn toàn diện Airocide và NaOClean là một bước đột phá.

3.1. Đối với máy tạo nước khử khuẩn NaOClean

Đây là chiếc máy có tác dụng tạo ra nước khử khuẩn có thể lọc sạch được tới 99,99% mầm bệnh và mùi hơi ở bề mặt hay ở các loại trái cây. Nước khử khuẩn này rất an toàn cho con người và thân thiện với môi trường. Đồng thời, cách sử dụng máy khá là đơn giản.

NaOClean hoạt động trên nguyên lý điện phân dung dịch nước muối loãng. Từ đó, tạo ra được dung dịch NaoCl với hoạt tính cao và nồng độ lên tới 100ppm. Với nồng độ này đảm bảo sẽ tiêu diệt những mầm bệnh và mùi hôi của hoa quả trong quá trình bảo quản.

Như vậy, ưu điểm của việc sử dụng máy NaOClean đó là: giúp tiết kiệm được kinh tế. Bởi 2 kg muối sẽ tạo ra được tới 1000 lít nước khử khuẩn. Loại nước khử khuẩn này có thể rửa sạch mọi vi khuẩn, virus, nấm mốc trên bề mặt của trái cây xuất khẩu.

3.2. Đối với máy khử khuẩn và làm sạch không khí Airocide

Một trong những loại máy được lựa chọn và không thể thiếu trong việc bảo quản trái cây đó chính là Airocide. Máy hoạt động với công nghệ diệt khuẩn kép cùng với xúc tác là Nano TiO2 để bảo quản thực phẩm.

Khác với những dòng máy làm sạch không khí thông thường, Airocide sử dụng những màng lọc, cách lọc để loại bỏ những chất độc hại ảnh hưởng đến trái cây. Đồng thời không làm sản sinh ra OZone hay bất cứ chất độc hại nào khác.

Airocide tiêu diệt toàn bộ vi sinh vật trong không khí, hạn chế quá trình xâm nhập của vi sinh vật vào thực phẩm và nông sản; hỗ trợ phòng chống lây nhiễm chéo từ sản phẩm này sang sản phẩm khác; làm chậm quá trình bùng phát của dịch bệnh, ngăn chặn vi sinh vật gây hại phát triển không kiểm soát; khử sạch mùi kho lạnh cũng như các mùi ôi thiu của thực phẩm, giúp cho chúng không bị ám mùi và hạn chế làm giảm quá trình ôi thiu của thực phẩm.

Airocide còn có thể diệt nấm mốc, duy trì môi trường vô trùng cho phòng nghiên cứu; Giữ thực phẩm tươi lâu, tiết kiệm điện và chi phí bảo quản cho các siêu thị.

Việc sử dụng Airocide không chỉ mang đến hiệu quả bảo quản trái cây xuất khẩu tốt nhất, mà còn tiết kiệm bởi không phải thường xuyên thay thế, mua mới màng lọc hay điện năng tiêu thụ của máy là rất ít.

Như vậy, có thể thấy việc bảo quản trái cây xuất khẩu là rất quan trọng bởi yêu cầu khắt khe về chất lượng. Mỗi doanh nghiệp cần phải có giải pháp để đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu và phù hợp với tính chất của doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn về cách bảo quản hay muốn tham khảo chọn mua máy tạo nước khử khuẩn hay máy khử khuẩn không khí cho quá trình xuất khẩu trái cây hãy liên hệ ngay với VMinTech để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất. Hotline: 0981048338 – 0911068685.

Chia sẻ
Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Có thể bạn quan tâm

    Đăng ký nhận tư vấn và ưu đãi

    Sản phẩm / Dịch vụ quan tâm

    Tôi đã đọc Chính sách bảo mật thông tin và đồng ý với thỏa thuận này

      ĐĂNG KÝ NHẬN BÁO GIÁ

      Chào anh chị, để nhận được “Báo giá đặc biệt” từ VMinTech, các anh chị hãy liên hệ ngay theo số 091 106 8685 / 098 104 8338 hoặc điền thông tin vào Form báo giá dưới đây. Xin cảm ơn!

      Sản phẩm cần tư vấn:

      Máy khử khuẩn và làm sạch không khí AirocideMáy sản xuất dung dịch khử khuẩn chlorine tự do NaOCleanCho thuê máy lọc không khíPhụ kiện và linh kiện thay thếKhác