Bụi mịn là một thành phần chiếm tỉ lệ khá cao trong không khí. Vậy bụi mịn là gì? Bụi mịn sinh ra từ đau, tác hại của bụi mịn như thế nào? Đây là những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Hiện nay bụi trong không khí luôn được báo động ở mức cao rất có hại cho sức khỏe của con người, đặc biệt là không khí ở các thành phố lớn, tập trung đông dân. Với mối lo ngại ngày có rất nhiều người đi tìm giải pháp cách xử lý bụi mịn hiệu quả.
1. Khám phá bụi mịn là gì?
Với cách hiểu theo Cục Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ thì bụi mịn là các phân tử vô cơ hoặc hữu cơ bay lơ lửng trong không khí. Chúng có nguồn gốc chủ yếu từ khói của các phương tiện giao thông hay qua việc đốt cháy nhiên liệu hữu cơ trong công nghiệp. Các loại bụi mịn có kích thước rất đa dạng nên rất khó để có thể nhìn thấy bằng mắt thường, nhiều loại còn được tính theo đơn vị micromet.
2. Bụi mịn sinh ra từ đâu?
Bụi mịn sinh ra từ đâu? Đây là một câu hỏi mà rất nhiều người muốn biết câu trả lời. Cùng phân loại bụi mịn và tìm hiểu bụi mịn sinh ra từ đâu nhé!
Hiện nay có các loại bụi mịn PM như bụi siêu mịn PM1.0, bụi mịn PM2.5, bụi mịn PM10.
- Bụi siêu mịn PM1.0 là loại bụi có kích thước siêu nhỏ, chỉ bằng khoảng 1 phần 50 chiều rộng của sợi tóc. Chúng có thể vượt khỏi các hàng rào cản bụi của hệ hô hấp, gây bít tắc lỗ trao đổi oxy ở phế nang gây tác động tiêu cực đến hệ thần kinh cũng như các cấu trúc DNA của con người.
- Bụi mịn PM2.5 là loại bụi mịn có kích thước siêu nhỏ, chỉ bằng khoảng 1 phần 20 chiều rộng của sợi tóc. Chúng có khả năng thâm nhập và đường thông qua việc hít thở. Với loại bụi mịn này thường được hình thành từ các chất nitơ, carbon và những chất kim loại khác.
- Bụi mịn PM10 có kích thước bằng khoảng 1 phần 5 chiều rộng của sợi tóc. Chúng có thể hình thành từ các hoạt động như cháy rừng, lốc xoáy, bão cát, khói của núi lửa, hoặc cũng có thể là chất thải của bào tử nấm, phấn hoa hay nước thải của côn trùng.
Có thể liệt kê một số nguồn gốc chủ yếu sinh ra bụi mịn như:
- Các hoạt động của núi lửa hay cháy rừng
- Các hoạt động ở các khu có nhà máy công nghiệp, đặc biệt là ở những địa bàn có nhà máy công nghiệp nặng hay các nhà máy nhiệt điện.
- Việc đun bếp củi hoặc đốt các loại rơm rạ và mùa gặt
- Khí thải ra từ các phương tiện giao thông
- Chất thải khi phân hủy chất hữu cơ
- Do hoạt động của các công trình xây dựng
- Bụi mịn từ các mỏ khai thác và khu chế biến đá, quặng
3. Tác hại của bụi mịn
Bụi mịn có tác hại rất lớn đến sức khỏe của con người đặc biệt là phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ, người già và những người mắc bệnh nền.
Theo những nghiên cứu chỉ ra rằng, mỗi ngày chúng ta hít thở lên tới 10.000 lít không khí, con số này sẽ thay đổi tùy thuộc vào thể trạng cũng như độ tuổi ở từng người. Qua đó, có thể thấy rằng nếu chỉ số bụi mịn càng tăng cao thì lượng bụi mịn hít vào phổi cũng tương tự, con người sẽ phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.
Thứ nhất, nguy cơ cao nhất là các bệnh lý về phổi như hen suyễn, viêm phổi, viêm phế quản, viêm phổi tắc nghẽn mãn tính, hay các bệnh về đường hô hấp khác.
Thứ hai, chúng có thể gây ra các bệnh lý trên tim mạch như gia tăng tỷ lệ tử vong nếu phơi nhiễm với bụi mịn trong thời gian dài với những người có bệnh lý về tim mạch như bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch, cao huyết áp, tăng nguy cơ đột quỵ não.
Thứ ba, bụi mịn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường do bị rối loạn chức năng chuyển hóa.
4. Cách xử lý bụi mịn
Để hạn chế những tác động từ bụi mịn thì chúng ta có thể sử dụng một số những giải pháp, cách xử lý bụi mịn dưới đây:
4.1. Đeo khẩu trang đủ tiêu chuẩn
Trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay việc đeo khẩu trang dần trở thành vật bất ly thân khi đi ra ngoài, vừa giúp bạn hạn chế lây nhiễm dịch bệnh vừa bảo vệ bạn khỏi bụi mịn trong không khí. Theo các tổ chức y tế, khẩu trang có khả năng chống bụi mịn tốt bởi chúng có thể lọc được trên 90% bụi mịn. Tuy nhiên, các loại khẩu trang này cần được đảm bảo về tiêu chuẩn, chất lượng.
4.2. Trồng cây xanh
Đây được coi là một trong những biện pháp chung nhất cho cách xử lý bụi mịn để bảo vệ sức khỏe trước tình trạng bụi mịn xuất hiện ngày càng nhiều như hiện nay. Ngày nay cây xanh được khuyến khích trồng nhiều hơn ở các khu đông dân cư hoặc những nơi có nhiều phương tiện giao thông qua lại. Hoặc đối với gia đình thì có thể trồng một số loại cây để giảm bụi mịn như cây tuyết rừng, cây lưỡi hổ, cây nha đa,…
Giảm thiểu sử dụng các phương tiện giao thông cá nhân, đặc biệt là các phương tiện như xe máy, ô tô phát ra lượng khí thải lớn từ hoạt động đốt cháy nhiên liệu. Có thể gia tăng việc sử dụng các phương tiện giao thông công cộng sử dụng nhiên liệu thân thiện với môi trường.
Giảm thiểu thải từ các nhà máy: Khói thải từ các nhà máy, xí nghiệp cũng được coi là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến bụi mịn xuất hiện ngày càng nhiều. Do đó những doanh nghiệp, các nhà máy, xí nghiệp nên có những biện pháp để giảm thiểu lượng khí thải, đảm bảo không làm ô nhiễm môi trường.
4.3. Sử dụng máy lọc không khí chuyên dụng:
Máy lọc không khí được coi là một trong những biện pháp hữu hiệu để mỗi chúng ta có thể hít thở bầu không khí trong lành, bảo vệ sức khỏe.
Hiện nay có rất nhiều loại máy lọc không khí để lựa chọn phù hợp với từng loại không gian từ gia đình cho đến trường học, văn phòng, bệnh viện,… Với các dòng máy lọc không khí chuyên dụng sử dụng công nghệ không màng lọc, với khả năng loại bỏ bụi mịn hiệu quả kể cả những loại có kích cỡ siêu nhỏ như bụi mịn PM2.5
Trên đây là tất tần tật những thông tin liên quan đến bụi mịn là gì? các loại bụi mịn, nguồn gốc, cách xử lý bụi mịn,… mong rằng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về bụi mịn nhé.