Đã có nhiều nghiên cứu về mối liên quan giữa việc phơi nhiễm với môi trường ô nhiễm với các vấn đề liên quan đến sự phát triển của thai nhi kể cả trong thời gian trong bụng mẹ và sau khi ra đời.
NGUY CƠ TRẺ SINH NON/
THAI CHẾT LƯU
Ô nhiễm không khí đặc biệt là bụi mịn là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi, làm tăng nguy cơ thai chết lưu cũng như dẫn đến tình trạng sinh non của thai phụ
Hãy suy nghĩ về điều này để cố gắng tránh hoặc giảm thiểu khả năng tiếp xúc với môi trường độc hại khi bạn có dự định mang thai hoặc đang mang thai.
SUY GIẢM SỨC KHỎE SẢN PHỤ
Phụ nữ mang thai có hệ miễn dịch yếu. Bụi mịn, nấm mốc, chất gây dị ứng trong không khí có thể gây ảnh hưởng tới chức năng phổi, dẫn đến đau tức ngực, khó thở,... Nếu kéo dài còn gây nguy cơ cao mắc các bệnh đường hô hấp như viêm phế quản, thậm chí ung thư phổi.
Phụ nữ mang thai, đặc biệt là bị hen suyễn khi hít phải khí thải giao thông, các chất hữu cơ độc hại trong thời gian dài sẽ đối mặt với nguy cơ bị rối loạn huyết áp cao, đồng thời làm giảm lượng oxy cung cấp cho thai nhi, khiến thai nhi tăng trưởng kém
TĂNG NGUY CƠ MẮC
BIẾN CHỨNG THAI KỲ
Các nghiên cứu từ Mỹ chỉ ra, sản phụ sống trong vùng bị ô nhiễm không khí, nhiều bụi mịn, VOCs, vi khuẩn, virus,... con chào đời có cân nặng thấp hơn so với bình thường. Ngoài ra, nó còn có thể gây ảnh hưởng xấu đến trí thông minh của trẻ sau này.
TRẺ NHẸ CÂN,
CHẬM PHÁT TRIỂN