Hiện nay, ngày càng có nhiều người sử dụng máy lọc không khí nhằm cải thiện chất lượng không khí đang xuống thấp ở mức báo động. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cấu tạo máy lọc không khí gồm những bộ phận nào và nguyên lý hoạt động của máy ra sao? Tất cả những câu hỏi trên sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây, cùng xem nhé.
1. Máy lọc không khí là gì?
Máy lọc không khí là thiết bị gia dụng tuyệt vời giúp cải thiện các vấn đề về ô nhiễm không khí, nhằm bảo vệ sức khỏe người dùng, nhất là các bệnh lý về đường hô hấp và tiêu hóa. Chiếc máy này được trang bị các lớp màng lọc tiên tiến, hiện đại, có khả năng lọc bụi bẩn, diệt virus, vi khuẩn gây bệnh, khử các loại mùi hôi, các chất gây dị ứng, loại bỏ nấm mốc, cân bằng độ ẩm không khí (có thể hút ẩm hoặc bù ẩm)…mang lại cho ngôi nhà của bạn một bầu không khí trong lành, thanh khiết nhất.
2. Cấu tạo máy lọc không khí
Cấu tạo máy lọc không khí có khả năng lọc thụ động thường gồm những bộ phận chính sau đây:
2.1. Khung máy
Khung máy được làm bằng chất liệu nhựa cứng và có tác dụng bảo vệ các bộ phận, linh kiện bên trong máy lọc không khí khỏi vi khuẩn, bụi bẩn, tránh làm hư hỏng máy.
Thông thường, bộ phận quạt hút sẽ được đặt ở phía trước hoặc sau máy tùy thuộc từng hãng sản xuất, trong khi phía trên là luồng không khí ra. Do đó, nên lựa chọn vị trí đặt máy thích hợp, tránh bị che chắn hoặc vướng đồ nhằm giúp quá trình lưu thông không khí vào ra dễ dàng hơn.
2.2. Bộ phận quạt hút
Bộ phận này có tác dụng hút không khí bẩn, sau đó cho đi qua 1 hệ thống lọc để làm sạch không khí, thường được làm bằng những nguyên liệu đạt hiệu quả tốt nhất như hợp kim nhôm hoặc 1 số hợp nhất nhôm đủ điều kiện khó có thể bị han gỉ trong những môi trường có độ ẩm cao. Tốc độ hút sạch chủ yếu phụ thuộc vào khả năng cũng như hiệu suất của của quạt hút.
2.3. Bộ lọc
Bộ lọc trên máy lọc không khí chủ yếu gồm: Màng lọc thô, màng lọc than hoạt tính và màng lọc HEPA. Những màng lọc này giúp máy lọc sạch các loại bụi bẩn siêu nhỏ từ 0,3 micromet, đặc biệt là PM2.5 gây bệnh nguy hiểm cho người, virus, vi khuẩn, nấm mốc, khử mùi hôi cứng đầu, lông thú, khí độc… Ngoài ra, ở 1 vài mẫu máy đời mới còn được tích hợp thêm màng lọc phấn hoa, nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ sức khỏe cho người dùng.
Trong khi đó, cấu tạo máy lọc không khí có khả năng lọc chủ động gồm có khung máy cùng bộ phận tạo phản ứng. Một số máy lọc không khí sử dụng cùng lúc cả 2 cơ chế trên sẽ có cấu tạo gồm khung máy, bộ lọc, quạt và cuối cùng là bộ phận tạo phản ứng.
3. Nguyên lý hoạt động của máy lọc không khí
Nguyên lý máy lọc không khí hoạt động thường sử dụng 2 cơ chế là lọc khí thụ động và lọc khí chủ động.
3.1. Cơ chế lọc không khí thụ động – Máy lọc không khí có màng lọc
Cơ chế lọc không khí thụ động hoạt động bằng cách sử dụng bộ lọc để làm sạch không khí. Cụ thể không khí ở môi trường ngoài sẽ được quạt hút hút vào bên trong máy. Sau đó, không khí sẽ đi qua bộ phận lọc để làm sạch và giải phóng trở lại môi trường ngoài.
Bộ lọc trong những máy lọc không khí sử dụng cơ chế này thường được cấu tạo bởi nhiều lớp loại màng lọc khác nhau, và chúng có thể được làm từ bông, foam hoặc sợi thủy tinh,…Mỗi 1 loại chất liệu sẽ mang lại tác dụng khác nhau trong việc loại bỏ những tác nhân gây ô nhiễm không khí dựa trên kích thước hay tính chất của tác nhân đó. Dưới đây là 1 số loại màng lọc thường gặp trên các máy lọc không khí:
Màng lọc thô: Có thể lọc sạch các loại bụi với kích thước lớn, côn trùng nhỏ, tóc, lông động vật cùng 1 vài loại phấn hoa.
Màng lọc than hoạt tính: Có tác dụng khử mùi hôi cứng đầu như mùi thức ăn, khói thuốc, khói độc, khí thải…
Màng lọc HEPA: Là loại màng lọc hiện đại nhất trong 3 loại, có khả năng làm sạch bụi mịn PM2.5, virus, vi khuẩn, bào tử nấm mốc, phấn hoa… với đường kính cực nhỏ tới 0,3 micromet.
3.2. Cơ chế lọc không khí chủ động – Máy lọc không khí không màng lọc
Bên cạnh việc sử dụng bộ lọc để làm sạch không khí thì một số mẫu máy còn ứng dụng các công nghệ khác như:
Công nghệ lọc bụi tĩnh điện: Công nghệ này cho phép máy làm nhiễm điện các chất gây ô nhiễm không khí, sau đó sử dụng tấm tích điện để hút chúng vào.
Công nghệ Ion hóa: Đây là phương pháp tạo ra các ion âm và dương nhằm làm nhiễm điện những chất gây ô nhiễm không khí, khiến chúng bị dính chặt vào các bề mặt đồ vật trong phòng. Lúc này, người dùng sẽ lau chùi, dọn dẹp 1 cách dễ dàng hơn.
Công nghệ tạo ozone: Khí ozone có tác dụng làm sạch hầu hết những chất gây ô nhiễm không khí.
Công nghệ khử trùng nhiệt động: Đây là phương pháp xử lý nhiệt khiến các chất gây ô nhiễm không khí bị vô hiệu hóa. Cụ thể, thông qua quá trình đối lưu không khí ở môi trường ngoài được dẫn vào máy, rồi đi qua bộ phận lõi gốm được cấu tạo bởi những mao quản siêu nhỏ có nhiệt độ lên tới 200 độ C nhằm đốt sạch các chất gây ô nhiễm không khí.
Công nghệ chiếu xạ diệt khuẩn bằng tia cực tím: Công nghệ này diệt khuẩn bằng cách sử dụng tia UV tiêu diệt những loại vi sinh vật như bào tử nấm mốc, virus và vi khuẩn gây bệnh hô hấp…
Công nghệ sử dụng chất tẩy rửa quang xúc tác: Đây là phương pháp tạo phản ứng hóa học Oxi hóa nhờ sự kết hợp giữa ánh sáng tia cực tím và các chất xúc tác (thường sử dụng chất Titanium Dioxide) nhằm biến các loại virus, vi khuẩn, các loại nấm mốc, khử mùi hôi và cả những hợp chất hữu dễ bay hơi trở thành những sản phẩm phụ vô hại với con người.
Công nghệ quang xúc tác – diệt khuẩn kép PCO (Photocatalytic Oxidation) được ứng dụng trong sáng chế độc quyền cho Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ NASA. Với công nghệ này, không khí chứa các tác nhân gây hại được hút vào buồng phản ứng luồn qua các ống “thủy tinh” nhỏ chứa các hạt Titanium dioxide (TiO₂) ở cấp độ nanomet. Nhờ ánh sáng bước sóng 254(nm) chiếu lên các hạt TiO₂, tạo ra các gốc hydroxyl (-OH ) có hoạt tính cao trên bề mặt có thể loại bỏ khỏi không khí mầm bệnh, nấm mốc, vi khuẩn, các chất hữu cơ bay hơi kể cả hạt nhỏ hơn rất nhiều 0,3 micron, trả lại nguồn không khí trong sạch.
Với nguyên lý hoạt động khác với những công nghệ lọc truyền thống, máy khử khuẩn và làm sạch không khí công nghệ NASA hoàn toàn không phải sử dụng màng lọc. Do vậy mà các tác nhân như virus, vi khuẩn, nấm mốc không tích tụ trong máy và cũng không thải ra chất có hại cho môi trường, sức khỏe.
4. Máy lọc không khí có những loại nào?
Hiện nay, máy lọc không khí được phân loại thành hai nhóm chính gồm:
Máy lọc không khí phòng:
Đây là loại máy lọc không khí được dùng chủ yếu trong những không gian nhỏ, riêng lẻ như phòng ngủ, phòng ăn…Có công suất, tốc độ lọc, diện tích, lưu lượng khí…nhằm đảm bảo hiệu suất làm sạch không khí tối ưu trong 1 không gian nhất định. Thông thường, máy lọc không khí phòng được chia làm ba loại:
Máy lọc không khí gia đình:
Có khả năng làm sạch không khí hiệu quả trong căn phòng với diện tích tối đa khoảng 50m2.
Máy lọc không khí ô tô:
Sử dụng trên xe hơi nhằm lọc sạch mùi xăng xe, điều hòa, thuốc lá, bụi bẩn…
Máy lọc không khí công nghiệp:
Thích hợp sử dụng ở những không gian lớn từ 50m2 đến vài trăm mét vuông như văn phòng, bệnh viện…
Máy lọc không khí trung tâm:
Máy lọc không khí trung tâm kết hợp cùng hệ thống điều hòa, sưởi ấm và thông gió nhằm mang lại bầu không khí trong lành, tươi mát cho toàn thể ngôi nhà của bạn. thậm chí cả ở những không gian rộng lên tới hàng nghìn mét vuông. Ngoài ra, nó còn có thể hoạt động liên tục mà không cần nghỉ ngơi. Tuy vậy, chi phí mua chiếc máy này không hề nhỏ và kỹ thuật lắp đặt đòi hỏi yêu cầu cao, phức tạp.
5. Ứng dụng của máy lọc không khí trong đời sống
Ngoài việc tìm hiểu về cấu tạo máy lọc không khí, nguyên lý máy lọc không khí hoạt động như thế nào thì chúng ta cũng nên biết những ứng dụng của máy lọc không khí trong đời sống hiện nay.
Khả năng lọc các loại bụi bẩn hiệu quả: Những mẫu máy lọc không khí được trang bị màng lọc HEPA có tác dụng lọc sạch bụi bẩn lơ lửng trong không khí mà mắt thường khó quan sát thấy lên tới 99,97%.
Loại bỏ hoàn toàn các virus, vi khuẩn gây bệnh cũng như bù lại lượng ion âm thiếu hụt cho con người nhờ vào công nghệ ion âm.
Khả năng hút ẩm, tạo ẩm, hoặc bắt muỗi tùy thuộc nhu cầu sử dụng của mỗi gia đình.
Khả năng lọc sạch bụi mịn PM2.5 là loại bụi gây ra những bệnh lý nguy hiểm về trái tim và bộ não con người.
Tính năng tạo ẩm không gây ảnh hưởng, hỏng hóc tới các thiết bị khác như các dòng máy tạo ẩm trên thị trường. Ngoài ra, máy lọc không khí còn có khả năng tự động điều chỉnh độ ẩm trong phòng 1 cách thích hợp. Vì vậy, tình trạng làm ẩm liên tục khiến độ ẩm không khí tăng cao sẽ không xảy ra.
Thiết kế sang trọng, bắt mắt góp phần tô điểm cho ngôi nhà của bạn trở nên hiện đại hơn.
6. Nên mua máy lọc không khí loại nào tốt?
Hiện nay, trên thị trường có nhiều thương hiệu với cấu tạo máy lọc không khí và các cơ chế hoạt động khác nhau, tuy nhiên thương hiệu được lựa chọn nhiều nhất là máy khử khuẩn và làm sạch không khí Airocide được sản xuất dựa trên công nghệ độc quyền của Cục Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA).
Khác với những loại máy lọc không khí thông thường, thay vì sử dụng màng lọc, cánh lọc, sản phẩm nổi bật bởi cơ chế diệt khuẩn kép PCO (Photocatalytic Oxidation) xúc tác nano TiO2 và bước sóng tối ưu 254nm, có khả năng diệt virus, vi khuẩn, khử mùi hôi, cùng những chất hữu cơ bay hơi (VOCs) mà không sản sinh ra những chất có hại hay khí ozone nguy hiểm, đạt hiệu quả lên tới 99,9997%, hỗ trợ nâng cao sức khỏe cho mọi người, đặc biệt là bệnh về đường hô hấp ở người già và trẻ nhỏ, đồng thời giảm thiểu các nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm như SARS, sởi, cảm cúm,…mang đến 1 bầu không khí trong lành, thanh khiết nhất cho ngôi nhà của bạn.
7. Lời kết
Qua bài viết, chắc hẳn bạn đã biết máy lọc không khí là gì, cấu tạo máy lọc không khí gồm những bộ phận gì và nguyên lý hoạt động của máy lọc không khí ra sao. Hy vọng bài viết của VMinTech sẽ mang đến nhiều thông tin bổ ích, giúp bạn lựa chọn được một sản phẩm thích hợp nhất với nhu cầu sử dụng và tình hình tài chính của mình để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình.